Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên và nêu ý kiến đánh giá về hình tượng Tnú.
Hướng dẫn:
a. Đặt vấn đề :
- Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) là một trong những nhà văn lớn của nền văn học VN hiện đại. Ông cũng là nhà văn của mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ. Có duyên và gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ là điều kiện thuận lợi, tiền đề dẫn đến những thành công trong những sáng tác về vùng đất này : Đất nước đứng lên, Rừng xà nu …
- Truyện ngắn Rừng xà nu (1965) viết về những anh hùng làng Xô Man trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của VHVN 1945-1975. Cảm hứng của Rừng xà nu được phát khởi từ một triết lí nảy ra từ máu lửa của một thời đại đau thương mà anh dũng.
- Hình tượng trung tâm của tác phẩm là Tnú. Có ý kiến cho rằng : Tnú điển hình cho tính cách con người Tây Nguyên. Ý kiến khác thì nhấn mạnh : Tnú điển hình cho con đường đấu tranh cách mạng của người làng Xô Man. Vậy đâu là giá trị thực sự của hình tượng này?
b. Giải quyết vấn đề:
- Giải thích ý kiến :
+“Tnú điển hình cho tính cách con người Tây Nguyên” nghĩa là tính cách, phẩm chất của Tnú có nhiều điểm tương đồng, khái quát hoặc được kết tinh từ tính cách, phẩm chất của con người Tây Nguyên. Tính cách của Tnú tiêu biểu cho tính cách con người Tây Nguyên. “Tnú điển hình cho con đường đấu tranh cách mạng của người làng Xô Man” là nói cuộc đời Tnú có điểm tương đồng với con đường đấu tranh cách mạng của con người làng Xô Man, đi từ khó khăn gian khổ đến thắng lợi, từ đau thương đến anh dũng.
¬- Phân tích khái quát về hình tượng :
+ Bối cảnh đất nước và làng Xô Man trong kháng chiến
+ Hoàn cảnh riêng của nhân vật
+ Khái quát tính cách, tâm hồn, lí tưởng của nhân vật
- Chúng ta nhất trí với những ý kiến trên. Đây là hai nhận xét khái quát về hai khía cạnh khác nhau của hình tượng Tnú : ý kiến trước chỉ ra vẻ đẹp tính cách, phẩm chất ; ý kiến sau khái quát phương diện cuộc đời.
* Tnú trước hết điển hình cho tính cách con người Tây Nguyên :
+ Yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, bất khuất với kẻ thù : Tnú có 3 mối thù lớn : của bản thân, của gia đình, của buôn làng. Phân tích những chi tiết hay : bị đốt mười ngắn tay, lửa cháy ở trong lồng ngực ; đôi mắt Tnú biến thành hai cục lửa lớn khi chứng kiến cảnh vợ con bị giặc tra tấn ; …
+ Sớm có lí tưởng cách mạng, trung thành với cách mạng, tính kỉ luật cao : từ bé đã thuộc lòng câu nói của cụ Mết “cán bộ là Đảng …còn” ; về thăm làng một đêm nhưng có giấy phép …
+ Sức sống mãnh liệt, dẻo dai : chi tiết đôi bàn tay Tnú
+ Trung thực, dũng cảm, gan góc, thông minh lanh lợi, có tinh thần trách nhiệm trong công việc : để cán bộ ngủ một mình ngoài rừng bụng dạ không yên được ; đi rừng ; vượt suối ; nuốt lá thư…
+ Có tình thương yêu sâu sắc với gia đình, buôn làng
* Tnú còn là điển hình cho con đường đấu tranh cách mạng của người làng Xô Man :
+ Mang thân phận mồ côi, sinh ra và lớn lên trong sự đùm bọc, yêu thương của buôn làng, Tnú có một cuộc đời nghèo khổ, cơ cực như bao người khác nhưng cũng phát huy được cốt cách của người Xô Man : “Đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”.
+ Tnú gặp bi kịch khi chưa cầm vũ khí : bản thân bị bắt, bị tra tấn dã man (mỗi ngón tay chỉ còn hai đốt), bị tù ; vợ con bị giặc tra tấn đến chết ; cụ Mết nhắc lại nhiều lần “Tnú không cứu sống được Mai” – “Tnú không cứu sống được mẹ con Mai” – “Tnú không cứu được vợ con”…để khắc ghi vào tâm trí người nghe một chân lí của thời đại : chừng ấy phẩm chất (gan góc, quả cảm, tình yêu sâu sắc …) là chưa đủ để cứu sống mẹ con Mai mà phải là “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.
+ Tnú được giải thoát khi dân làng Xô Man đã cầm vũ khí, đứng dậy đấu tranh, bảo vệ buôn làng ; vượt lên nỗi đau đớn, bi kịch cá nhân, Tnú quyết tâm gia nhập lực lượng giải phóng, giết giặc trả thù cho gia đình, quê hương, góp phần bảo vệ buôn làng.
+ Bước đường đời của Tnú đại diện cho con đường của các dân tộc Tây Nguyên trong khói lửa đấu tranh. Câu chuyện bi tráng ở một con người mang ý nghĩa của một dân tộc.
- Phản biện của bản thân (bổ sung ý kiến) :
+ Hai ý kiến đều đúng và sâu sắc, tuy khác nhau, tưởng đối lập nhưng thực ra là bổ sung cho nhau cùng khẳng định vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng Tnú.
+ Đó là sự hòa hợp cuộc đời và tính cách, cá nhân và cộng đồng để tạo nên vẻ đẹp toàn vẹn của một hình tượng giàu chất sử thi.
+ Có được vẻ đẹp toàn vẹn đó là do nhà văn không chỉ có duyên mà còn đã gắn bó sâu nặng với mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ ; không chỉ là “tôi yêu say mê cây xà nu từ ngày đó” mà còn cùng ăn, cùng ngủ, cùng chiến đấu với đồng bào Tây Nguyên, để rồi mang không khí đau thương mà anh dũng của một thời khói lửa thổi vào tác phẩm, và rồi ghi một giấu ấn cho văn học cách mạng Việt Nam bằng sự bất tử của hình tượng Tnú.
- Tiểu kết về đối tượng, đánh giá khái quát những ý kiến trên, nhấn mạnh quan điểm của cá nhân.
c. Kết thúc vấn đề
Như vậy, Tnú vừa là một điển hình cho tính cách con người Tây Nguyên vừa là một điển hình cho con đường đấu tranh cách mạng của người làng Xô Man. Hai vẻ đẹp tập trung ở một hình tượng đặc sắc.