Hưng Yên: Thêm 4 ca mắc Covid-19 mới, 19 ngày không ghi nhận ca mắc ngoài cộng đồng

GD&TĐ - Thông tin cập nhật từ ngành Y tế tỉnh Hưng Yên cho biết, tính đến 19 giờ tối 19/7, địa bàn ghi nhận 4 ca mắc Covid-19 mới, nâng tổng số ca mắc trên địa bàn tỉnh lên 211 ca bệnh.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Sở Y tế tỉnh Hưng Yên thông tin tính đến 19 giờ ngày 19/7, thêm 4 ca mắc Covid-19 mới được ghi nhận.

Gồm: Trần Tiến Đ., sinh năm 2005, địa chỉ tại xã An Viên (Tiên Lữ); Lương Thị H., sinh năm 1994, địa chỉ tại thị trấn Vương (Tiên Lữ); Nguyễn Văn Kh., sinh năm 2004, địa chỉ tại xã Trung Hưng (Yên Mỹ); Đào Minh Đ., sinh năm 2015, địa chỉ tại xã Thanh Long (Yên Mỹ).

Các trường hợp này đều được cách ly tại cơ sở cách ly tập trung của tỉnh, của huyện từ ngày 22 - 29/6. 

Tổng số ca mắc trên địa bàn tỉnh từ ngày 21/6 đến ngày 19.7 là 211 ca.

Đến nay, tỉnh Hưng Yên đã 19 ngày qua không ghi nhận ca mắc ngoài cộng đồng. Một số huyện đã được kết thúc vùng cách y tế phòng chống dịch. Cụ thể:

Tại huyện Yên Mỹ, ngày 18/7, UBND huyện Yên Mỹ ban hành Quyết định số 2221/QĐ-UBND kết thúc phong tỏa, cách ly phòng, chống dịch COVID-19 đối với xóm Giữa, thôn Xuân Tảo và xóm Cổng Cánh, thôn Tam Trạch (xã Trung Hòa). Thời gian kết thúc phong tỏa, cách ly từ 17 giờ ngày 18/7.

Kết thúc phong tỏa, địa phương tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời UBND xã Trung Hòa có trách nhiệm theo dõi, giám sát tình hình dịch bệnh tại địa bàn.

Tại huyện Ân Thi, kết thúc phong tỏa, cách ly 8/8 địa bàn trước đó được thiết lập nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. UBND huyện yêu cầu, sau khi kết thúc phong tỏa, cách ly, các địa phương vẫn tiếp tục thực hiện nghiêm khuyến cáo của Bộ Y tế về công tác phòng, chống dịch, đồng thời chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát diễn biến tình hình dịch trên địa bàn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bên trong căn hầm tái hiện hoạt động in ấn tài liệu, truyền đơn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến.

Hầm in tài liệu bí mật giữa lòng Sài Gòn

GD&TĐ - Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Ngô Gia Tự, Quận 10, TPHCM, cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954 là nơi in cả nghìn ấn bản phục vụ cách mạng.