HSBC tin tưởng vào tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam

GD&TĐ - Báo cáo triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam vừa được khối nghiên cứu của ngân hàng HSBC công bố, trong đó nhận định: Việt Nam vẫn còn năng lực cạnh tranh cao.

HSBC tin tưởng vào tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam

Theo phân tích của HSBC, Việt Nam là một trong những nền kinh tế phụ thuộc nhiều nhất vào thương mại trong khu vực. Xuất khẩu cũng đóng vai trò chính của nhập khẩu.

Trong thực tế, nhập khẩu thường vượt qua xuất khẩu, trừ một vài điểm phần trăm từ mức tăng trưởng GDP. Do đó, hoạt động xuất khẩu tăng trưởng mạnh thật quan trọng.

Hơn nữa, xuất khẩu cũng khuyến khích các hoạt động trong nước, đặc biệt là trong các lĩnh vực thiên về xuất khẩu. Vai trò của xuất khẩu ở Việt Nam không hạn chế ở việc vượt qua hoạt động nhập khẩu; xuất khẩu còn đóng vai trò thúc đẩy đầu tư và giúp tạo ra thu nhập và tiêu thụ cao hơn.

Mỹ và Trung Quốc đang là các đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Các chuyên gia HSBC cho rằng, nếu như Mỹ bắt đầu giảm việc nhập khẩu, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng.

Điều đó chưa hết khi Trung Quốc cũng có thể cảm thấy gánh nặng của lập trường hạn chế thương mại của Mỹ. Nếu điều đó xảy ra, nhu cầu của Trung Quốc đối với hàng nhập khẩu Việt Nam cũng sẽ giảm nhiều (đặc biệt là đối với các thành phần được sử dụng để tái xuất từ Trung Quốc đến Mỹ).

Các tác động gián tiếp của chính sách thương mại hạn chế của Mỹ do đó cũng tạo một lực cản đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

Do đó, HSBC cho rằng, Việt Nam hiện tại vẫn đi theo cam kết thực hiện cải cách cấu trúc. Quốc hội đã thông qua ba mục tiêu cải cách 2016 - 2020, liên quan đến đầu tư công, doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức tài chính.

Về mặt đầu tư công, Chính phủ được thiết lập để cải cách mạnh chi tiêu ngân sách, bảo đảm sự an toàn của đầu tư công và tình hình tài chính quốc gia.

Đối với doanh nghiệp Nhà nước, mục tiêu là làm cho quá trình cải cách diễn ra “nhanh hơn và mạnh mẽ hơn” bằng cách thực hiện quá trình cổ phần hóa thật sự minh bạch và phù hợp với cơ chế thị trường.

Các tổ chức tài chính sẽ tăng cường sức mạnh bằng cách đẩy nhanh tốc độ thoái vốn ở các khoản nợ xấu và có ít nhất 12 - 15 ngân hàng thương mại phù hợp với các tiêu chuẩn Basel II.

Các chuyên gia HSBC tin rằng, nếu theo đuổi đúng lộ trình đó, những lợi ích đạt được từ quá trình cải cách này sẽ có kết quả tốt trong việc tăng cường các yếu tố cơ bản của nền kinh tế. Đổi lại, nền kinh tế sẽ không dễ bị ảnh hưởng trước những cú sốc bên ngoài.

Tính đến nay, nền kinh tế của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào thương mại. Vị trí địa lý và kinh tế cùng với lực lượng dồi dào lao động trẻ có mức lương thấp và được trang bị nhiều kỹ năng đều được liên kết thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng đất nước.

Các hiệp định thương mại tự do FTA có khả năng thúc đẩy các lợi ích này. Việt Nam đã ký 12 FTA và cam kết tăng cường hội nhập kinh tế theo các chương trình đã tham gia.

Thực tế là việc Hiệp định TPP không được thực hiện sẽ là một sự mất mát, nhưng đó chính là điều mà Việt Nam cần phải vượt qua dựa trên vị thế cạnh tranh ấn tượng của mình.

Tin tiêu điểm

Máy bay chiến đấu F-16C của Không quân Singapore. (Ảnh: Singapore Airshow 2022)

Tiêm kích F-16 rơi

Thế giới
GD&TĐ - Một chiếc tiêm kích F-16 của Không quân Singapore (RSAF) rơi tại căn cứ không quân Tengah ngay sau khi cất cánh ngày 8/5.

Đừng bỏ lỡ