Hợp tác làm phim: Cầu nối văn hóa Việt ra thế giới

GD&TĐ - Những năm gần đây, xu hướng hợp tác làm phim với nước ngoài đang được nhân rộng và bước đầu đã có những hiệu quả nhất định. Đây cũng là một cơ hội tốt để quảng bá những danh lam thắng cảnh, những điểm đến hấp dẫn của Việt Nam đến với thế giới.
Hợp tác làm phim:  Cầu nối văn hóa Việt ra thế giới

Dấu ấn phim hợp tác

Mới đây, bộ phim Tuổi thanh xuân phần 2 lại được lên sóng với rất nhiều kỳ vọng của khán giả. Đây là sản phẩm hợp tác giữa Đài Truyền hình Việt Nam và Tập đoàn truyền thông và giải trí CJ E&M của Hàn Quốc.

Bộ phim có bối cảnh quay tại nhiều địa danh thắng cảnh, lịch sử tiêu biểu của Hàn Quốc như công viên Sky Park, đảo Nami, di sản văn hóa thế giới Namhan Sansung, tháp Namsan, và Việt Nam như Hồ Gươm, cầu Long Biên, phố cổ Hà Nội, khu Inter-Continental Danang Sun Peninsula Resort ở Đà Nẵng…

Thành công của Tuổi thanh xuân 1, đã mở đường cho nhiều dự án hợp tác và cách làm phim mới tạo ra cho người Việt phong cách mới trong thưởng thức điện ảnh.

Thực tế trong những năm qua, các bộ phim có yếu tố hợp tác với nước ngoài như mời đạo diễn, quay phim là người làm phim ở nước ngoài dày dạn kinh nghiệm, công nghệ kỹ xảo, hậu kỳ được các chuyên gia ngoài nước góp sức… đã gây nhiều ấn tượng với người xem như: Mùa len trâu, Nước 2030, Đập cánh giữa không trung, Cánh đồng bất tận, Người cộng sự, Lẵng hoa tình yêu, Mùi ngò gai..; mới đây là bộ phim truyền hình Khúc hát mặt trời cũng được hợp tác cùng Đài Truyền hình TBS (Nhật Bản) đầu năm 2016.

Thông qua việc khai thác đời sống, tâm lý, tình cảm, qua những diễn biến trong phim, các đạo diễn còn gắn kết vào đó những nét đẹp về văn hóa và đời sống của hai nước, giúp khán giả xem phim thêm hiểu, thêm yêu văn hóa Việt Nam.

Đặc biệt, khi các bộ phim hợp tác hầu hết được công chiếu ở cả hai nước, khán giả truyền hình quốc tế có thêm những hiểu biết về Việt Nam thông qua những câu chuyện về cuộc sống giới trẻ, về gia đình và cả qua những hình ảnh đẹp về đất nước Việt Nam được lồng ghép khá nhiều trong phim.

Xu hướng mới đầy thử thách

Cục Điện ảnh cũng cho biết: “Năm 2016, Cục sẽ đặt hàng các tác giả trong nước thực hiện phim theo thể loại tài liệu, với độ dài chừng 10 - 12 phút để chiếu ở các hội nghị, liên hoan phim quốc tế.

Các phim sẽ gắn với sản phẩm du lịch cụ thể, như du lịch homestay, du lịch sinh thái, du lịch biển, hay các làng nghề truyền thống… Tiêu chí làm phim cũng đang được Cục Điện ảnh phối hợp với Tổng cục Du lịch xây dựng. Tất cả nhằm giới thiệu Việt Nam là đất nước cởi mở, cảnh quan tươi đẹp, con người mến khách, nhiệt tình”.

Bà Nguyễn Thị Bích Thủy - Giám đốc sản xuất Công ty Sena Film - cho rằng: Việt Nam đang cần hợp tác sản xuất phim với các nhà sản xuất nước ngoài là vì mong muốn được học hỏi kinh nghiệm của họ.

Điện ảnh Việt Nam vẫn đang bắt đầu phát triển và hội nhập, hợp tác với các nhà sản xuất phim nước ngoài là cơ hội tốt cho những người làm nghề trong nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội mới, việc hợp tác với các hãng phim lớn cũng đã khiến điện ảnh Việt đứng trước nhiều nguy cơ tiềm ẩn.

Việc hợp tác làm phim với nước ngoài rất dễ dẫn đến một sản phẩm văn hóa lai căng. Đó là một nguy cơ hiện hữu bởi khoảng cách giữa hòa nhập và hòa tan rất mong manh, nhất là trong điều kiện phía bạn mạnh hơn ta về mọi mặt, việc hợp tác rất dễ bị phụ thuộc.

Song, dù hợp tác không phải lúc nào cũng diễn ra thuận lợi và hiệu quả như mong đợi nhưng hầu hết những người trong giới đều kỳ vọng vào con đường này để phát triển phim Việt.

Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp cho rằng, trong xu thế ngày nay, điện ảnh Việt Nam cần thêm niềm tin vào nguồn lực nội địa. Điều quan trọng hiện nay là trong xu thế hợp tác, chúng ta vẫn tạo nên được dấu ấn của chính điện ảnh Việt Nam. Và đó cũng là thách thức mới cho thị trường điện ảnh Việt Nam.
Ngoài xem nghệ sĩ biểu diễn, học sinh Trường THCS Nguyễn Du còn được tham gia trải nghiệm trên sân khấu. Ảnh: NTCC

Hun đúc tình yêu cải lương

GD&TĐ - Nhiều học sinh, sinh viên trên địa bàn TP Hồ Chí Minh vô cùng thích thú khi được nhà trường giới thiệu về nghệ thuật cải lương.
Học sinh Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều hát múa 'Hãy phòng chống hỏa hoạn' do cô Hứa Thị Thu Huyền soạn lời theo dân ca quan họ Bắc Ninh. Ảnh: HTH

Âm nhạc truyền thống dẫn nhịp

GD&TĐ - Sử dụng làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh, cô giáo Hứa Thị Thu Huyền viết lời cho bài hát tuyên truyền phòng cháy chữa cháy.
Thiến là con đường tắt để theo đuổi sự nghiệp Castrato. Ảnh: Classicfm.com

Chuyện về ca sĩ Castrato

GD&TĐ - Thế kỷ XVIII, thính giả châu Âu phát cuồng vì giọng 'nam thiến' trầm ngọt ngân dài vô hạn của Francesco Bernardi (1686 - 1758, Italia).
Tiểu thuyết 'Khu vườn bí mật' có nhiều tranh minh họa đẹp do họa sĩ Graham Ruts thực hiện. Ảnh: Trinh Phạm

Đánh thức 'Khu vườn bí mật'

GD&TĐ - Một cuốn sách dành cho thiếu nhi hấp dẫn và ấn tượng của nữ nhà văn Frances Hodgson Burett - tiểu thuyết 'Khu vườn bí mật'.
Minh họa/INT

Cùng vượt qua nỗi đau!

GD&TĐ - Thân gửi các bạn học sinh là nạn nhân của vụ cháy chung cư mini tại Khương Hạ!
Làng Mễ Trì vẫn còn những buổi các cụ già thong thả nhặt lúa cốm.

Cốm mộc

GD&TĐ - Cứ khi Trung thu dập dìu trước ngõ là mấy đứa liền nhắc nhỏm: “Mẹ ơi, cốm mộc…”.