Hợp tác giáo dục chặt chẽ, bền vững Việt Nam - Singapore

GD&TĐ - Từ ngày 13 – 15/4, GS Phạm Vũ Luận - trên cương vị Chủ tịch Hội đồng SEAMEO, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Việt Nam dẫn dầu đoàn công tác thăm và làm việc tại Singapore, thắt chặt thêm hợp tác giáo dục chặt chẽ, bền vững giữa hai nước Việt Nam - Singapore.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nghe giới thiệu về phần mềm học tập tại Trường nữ sinh Crescent
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nghe giới thiệu về phần mềm học tập tại Trường nữ sinh Crescent

Hợp tác giáo dục Việt Nam - Singapore 

Từ ngày 13 – 15/4, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận dẫn dầu đoàn công tác sẽ thăm Trường nữ sinh CrescentHội đàm với Bộ trưởng Giáo dục Singapore; Làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại  Singapore; Thăm và làm việc tại Trung tâm SEAMEO RELC.  

Việt Nam và Singapore đã ký Bản Ghi nhớ về Hợp tác Giáo dục (4/2007); thành lập Trung tâm Đào tạo Việt Nam - Singapore (VSTC) tại Hà Nội (11/2001), hoạt động theo kinh phí của Chính phủ Singapore; thành lập Trung tâm Đào tạo chất lượng cao tại Học viện Quản lý Giáo dục Việt Nam (03/2008), hoạt động bằng nguồn kinh phí do Quỹ Temasek (Singapore) tài trợ.

Hàng năm, Chính phủ Singapore đều cấp học bổng cho học sinh đi học phổ thông và đại học tại Singapore. Số lượng học bổng không cố định, thay đổi theo từng năm và do phía Singapore tuyển chọn và thông báo. 

Một giờ học của học sinh Trường nữ sinh Crescent (Singapore)
Một giờ học của học sinh Trường nữ sinh Crescent (Singapore)
Quốc gia có nền giáo dục tiên tiến

Singapore là một quốc gia có nền giáo dục tiên tiến với nền tảng thành công từ hệ thống giáo dục công lập. 

Với các chương trình đa dạng, nhiều lựa chọn phong phú dành cho học viên, Singapore đã trở thành trung tâm giáo dục xuất sắc của toàn cầu, thu hút được khoảng 86.000 học sinh, sinh viên quốc tế.

Học sinh sinh viên có thể lựa chọn nhiều ngành học chất lượng cao từ kinh doanh, kỹ thuật, khoa học đời sống đến kỹ thuật số, thời trang, nghệ thuật ẩm thực, quản lý nhãn hàng cao cấp và du lịch - nhà hàng - khách sạn.

Giáo dục tiểu học, thường bắt đầu từ 7 tuổi. Trẻ em Singapore phải trải qua 6 năm học tiểu học bao gồm 4 năm học cơ bản từ lớp 1 đến lớp 4 và 2 năm định hướng là từ lớp 5 đến lớp 6. Cuối lớp 6 học sinh sẽ tham dự kỳ thi vượt cấp (PSLE). Giáo dục tiểu học là bắt buộc theo Luật Giáo dục bắt buộc từ năm 2003.

Sau khi qua kỳ thi vượt cấp, học sinh học 4 hoặc 5 năm giáo dục trung học theo các khoá học đặc biệt, cấp tốc hoặc bình thường. Các khoá học đặc biệt và cấp tốc chuẩn bị (trong 4 năm) cho học sinh thi lấy chứng chỉ chung Singapore - Cambridge ở bậc giáo dục GCE "O" (O - “Ordinary”).

Học sinh theo các khóa học bình thường có thể lựa chọn khối cơ bản hoặc khối kỹ thuật, cả hai đều nhằm chuẩn bị cho học sinh thi lấy chứng chỉ chung Singapore - Cambridge ở bậc giáo dục GCE "N" (N - “Normal”) sau 4 năm học và sau năm thứ 5 sẽ thi lấy chứng chỉ GCE ’O’.

Singapore có 4 trường đại học tổng hợp là Trường Đại học Quốc gia Singapore (NUS), Trường Đại học Công nghệ Nanyang (NTU), Trường Đại học Quản trị Singapore (SMU) và Trường Đại học Công nghệ và Thiết kế Singapore (SUTD).  Người đã đi làm cũng có thể tham gia Chương trình Đại học Mở của Trường Đại học Quản trị Singapore.

Các trường khối ngành công nghệ kỹ thuật của Singapore cung cấp các chương trình giáo dục đại học với nhiều chương trình cử nhân khác nhau, các chương trình này đều có tính thực tiễn cao và có nhiều hoạt động làm việc theo nhóm.

Singapore có 5 trường khối kỹ thuật gồm Trường Bách khoa Nanyang, Trường Bách khoa Ngee Ann, Trường Bách khoa Cộng hòa, Trường Bách khoa Singapore và Trường Bách khoa Temasek.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gia đình chị Đỗ Thị Hường thành công từ mô hình ươm cây giống.

Thoát nghèo từ nghề ươm cây giống

GD&TĐ - Gia đình chị Đỗ Thị Hường, xã Chí Hòa, huyện Hưng Hà (Thái Bình) đã vươn lên trở thành hộ gia đình làm kinh tế giỏi nhờ mô hình ươm cây giống.