Hồng Kông lo lắng tâm thần tuổi học đường

GD&TĐ - Hệ thống giáo dục nặng thi cử, áp lực gia đình là những nguyên nhân chính dẫn tới vấn đề suy giảm sức khỏe tâm thần của trẻ em Hồng Kông. Điều này dẫn tới quá tải dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần.

Độ tuổi trung bình mắc bệnh tâm thần ở trẻ em Hồng Kông đang giảm xuống
Độ tuổi trung bình mắc bệnh tâm thần ở trẻ em Hồng Kông đang giảm xuống

Thiếu bác sĩ điều trị tâm thần

Trong báo cáo mới công bố, chính quyền Hồng Kông xác nhận số trẻ mắc bệnh tâm thần tăng từ 2 lên 4% hàng năm, từ khoảng 187.000 năm 2011 - 2012 lên hơn 226.000 năm 2015 - 2016, theo giới chức Y tế Hồng Kông.

Các chuyên gia nhận xét kết quả trên không ngạc nhiên bởi áp lực quá rõ đối với giới trẻ ở thành phố này - điển hình là hệ thống giáo dục nặng thi cử và kỳ vọng cao của gia đình.

Một trong những khuyến cáo của chính quyền thành phố trong khảo sát dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tinh thần gần đây là các trường học cần can thiệp sớm trong trường hợp phát hiện học sinh sa sút sức khoẻ tâm thần. Tuy nhiên, chính quyền lại lảng tránh đề cập tới hiện trạng thiếu bác sĩ điều trị tâm thần; có khoảng 330 bác sĩ tâm thần làm việc trong các bệnh viện công thành phố - ít hơn 400 người so với số bác sĩ cần thiết/ tổng dân số theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Vì vậy mà các gia đình sẽ phải gánh trách nhiệm cao hơn để giải quyết vấn đề tâm thần trẻ em. Tiến sĩ Ivan Mak Wing-chit, bác sĩ tâm lí tư nhân, khuyến cáo phụ huynh trò chuyện nhiều hơn với con và nhấn mạnh rằng điều này quan trọng cho sự phát triển lúc nhỏ hơn là kết quả học tập. Mak cho biết đang điều trị em nhỏ nhất mới 10 tuổi và tuổi trung bình bệnh nhân trẻ em đang giảm. Theo Mak thì “chúng ta cần những giải pháp khẩn cấp, trách nhiệm không chỉ riêng một cơ quan nào của chính phủ - tất cả phải cùng vào cuộc”.

Mak nói rằng trẻ em thiếu liên kết xã hội với gia đình trong những năm đầu đời có thể chịu những vấn đề tâm thần nghiêm trọng hơn so với người trưởng thành. “Trong trường hợp nghiêm trọng, trẻ luôn có cảm giác trống rỗng và cô đơn, bất kể có bao nhiêu bạn bè” - Mak nói.

Hệ quả từ hệ thống GD nhiều sức ép

Bản sao “mẹ hổ” Trung Quốc (ám chỉ những bà mẹ hy sinh mọi thứ để con cái vượt lên trong cuộc đua giáo dục) đã phổ biến tại Hồng Kông – đóng góp làm suy giảm sức khoẻ tâm thần giới trẻ.

Một nghiên cứu của Đại học Trung Quốc công bố tháng 8 năm ngoái cho thấy 1 trong 3 người trưởng thành Hồng Kông tin rằng trẻ cần được đào tạo để “chiến thắng từ vạch xuất phát” từ khi còn rất nhỏ.

Khoảng một nửa số người được hỏi cũng cho biết đã ghi danh cho con (đang học mẫu giáo hoặc tiểu học) thêm ít nhất 2 lớp học thêm sau giờ học cùng với học nhạc.

Giảng viên trợ giảng Eva Chen, chuyên gia về phát triển nhận thức xã hội tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông cho rằng, sự cạnh tranh của hệ thống giáo dục Hồng Kông - từ nhà trẻ tới đại học - đang huỷ hoại trẻ em. Chen khuyên phụ huynh dành “thời gian ý nghĩa” cùng với con trong những năm thơ bé hết mức có thể để hỗ trợ sự phát triển - nhưng điều này không có nghĩa là phải hoạt động tay chân cùng trẻ vì nhiều phụ huynh đã mệt mỏi với công việc nặng. “Đơn giản có thể đọc sách cùng nhau, cùng ăn tối, đi dạo thay vì cha mẹ ngồi viết mail khi con làm bài tập về nhà” - Eva nói.

 Khủng hoảng tâm thần ở trẻ em Hồng Kông là tấm gương phản chiếu áp lực tinh thần từ hệ thống giáo dục cạnh tranh cao.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Việc dạy trẻ cách cư xử và tương tác với thú cưng là vô cùng cần thiết. (Ảnh: ITN).

Dạy con chơi với thú cưng an toàn

GD&TĐ - Đối với nhiều gia đình, thú cưng cũng là một thành viên quan trọng. Chúng góp phần dạy trẻ nhiều kỹ năng sống, đặc biệt là tinh thần trách nhiệm.