Hồng Ca, xã miền núi Yên Bái quyết tâm giảm nghèo bền vững

GD&TĐ - Hồng Ca là xã vùng sâu, vùng xa của huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, đang khẳng định quyết tâm giảm nghèo bền vững bằng những quyết sách đúng đắn.

Hộ gia đình với nghề rèn tạo thu nhập thoát nghèo bền vững ở Hồng Ca.
Hộ gia đình với nghề rèn tạo thu nhập thoát nghèo bền vững ở Hồng Ca.

Hồng Ca là xã vùng sâu vùng xa của huyện Trấn Yên, xã có nhiều đồi núi và hệ thống các khe suối dày đặc, chủ yếu là các khe suối nhỏ. Xã có 13 thôn, trong đó có 3 thôn đặc biệt khó khăn. Dân cư gồm 3 thành phần dân tộc chính là Mông, Tày và Kinh.

Con số biết nói

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hồng Ca, Hà Thanh Chương cho biết: Năm 2022, là năm thứ Ba thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXIII và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, giai đoạn 2021 - 2025. Trên cơ sở đánh giá đúng tình hình, ngay từ đầu năm, UBND xã đã tập trung chỉ đạo triển khai Quyết định số 4986/QĐ-UBND, ngày 16/12/2021 của UBND huyện về giao một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.

Kết quả trong số 22 chỉ tiêu đưa ra đã đạt và vượt là 21. Số tổ hợp tác thành lập mới 2/1 tổ, đạt 200% kế hoạch; Thành lập mới 1 Hợp tác xã: 1/1 HTX, tỷ lệ 100%; doanh nghiệp thành lập mới 1/1 doanh nghiệp, tỷ lệ 100%. Chương trình xây dựng nông thôn mới đã duy trì xã Nông thôn mới, hoàn thành 01/01 thôn nông thôn mới kiểu mẫu, nâng tổng số thôn Nông thôn mới kiểu mẫu 5 thôn.

Về việc làm, đào tạo nghề, Hồng Ca có số lao động được tạo việc làm mới 158/143 người, đạt 110,5% KH; Số lượng lao động chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp 69/60, đạt 115 % KH. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 65/54,2 %, đạt 119,9%. (Số lượng lao động qua đào tạo 2345/2029 người). Tỷ lệ lao động qua đào tạo được cấp văn bằng, 27,01/26,20%, đạt 103,09% (Số lượng lao động có văn bằng, chứng chỉ 1012/979 người).

Nhiều gia đình quyết tâm đuổi cái nghèo bằng nỗ lực từ hai bàn tay.

Nhiều gia đình quyết tâm đuổi cái nghèo bằng nỗ lực từ hai bàn tay.

Xóa đói giảm nghèo bền vững cũng giúp Hồng Ca phát triển văn hóa ổn định, xã duy trì 11/13 thôn đạt tiêu chuẩn văn hóa, tỷ lệ thôn văn hóa đạt 84,6%, đạt 100%. Tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 86,8%/86,2; đạt 100,7% (đăng ký 1291, thực hiện 1295/1491hộ). Tỷ lệ hộ dân được nghe, xem phát thanh truyền hình đạt 99,8/99,3%, đạt 100,5%. Số lượt khách du lịch đến thăm xã với 600 lượt, doanh thu 420.000.000 đồng, đạt 100%.

Định hướng phát triển

Năm 2023, xã Hồng Ca quyết tâm phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, huy động nguồn lực, khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của xã, phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, với trọng tâm phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, sản xuất hàng hóa tập trung theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách công vụ.

Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, chuỗi giá trị, nâng cao giá trị sức cạnh tranh của sản phẩm: Sản xuất Quế theo hướng hữu cơ (Xây dựng vùng quế tập trung, chuyên canh) 1400 ha, trong đó: diện tích quế đạt tiêu chuẩn trong nước và Quốc tế 50 ha; Trồng và chăm sóc 1286,1 ha. Trong đó trồng mới tre măng Bát Độ là 52ha; Tiếp tục triển khai thực hiện dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

Hồng Ca đã đổi thay nhờ quyết sách của cấp ủy Đảng, chính quyền giúp giảm nghèo bền vững.

Hồng Ca đã đổi thay nhờ quyết sách của cấp ủy Đảng, chính quyền giúp giảm nghèo bền vững.

Chú trọng công tác đào tạo nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã về quy mô sản xuất, chất lượng sản phẩm và liên kết tiêu thụ sản phẩm hàng hóa theo chuỗi giá trị. Đẩy mạnh công tác giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục ở cả 3 cấp học. Huy động học sinh ra lớp. Duy trì xã đạt chuẩn PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; phổ cập giáo dục THCS mức độ 2 và đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; Duy trì trường chuẩn Quốc gia mức độ I.

Chủ động công tác phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình Quốc gia về y tế, dân số. Đảm bảo cơ sở vật chất cho trạm y tế . Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân; Đẩy mạnh công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Tập trung công tác tuyên truyền dân số kế hoạch hóa gia đình, giảm tình trạng sinh con thứ 3 trở lên, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Duy trì bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế năm 2022.

Huy động mọi nguồn lực thực hiện giảm nghèo có hiệu quả và bền vững, phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,02%. Đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm cho lao động, chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Thực hiện kịp thời và đầy đủ các chính sách Người có công, chính sách về an sinh xã hội đảm bảo chính xác, đúng đối tượng. Tập trung công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng, phát triển kinh tế xã hội.

Đặc biệt năm 2022 vừa qua, Hồng Ca có số hộ thoát nghèo 65/60 hộ theo kế hoạch, đạt 108,3%; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 13,82%/ xuống 9,52%; Từ 207 hộ xuống còn 142 hộ, tỷ lệ giảm nghèo năm 2022 là: 4,3%/4% đạt 107,5%. Đây là một trong những nền tảng vững chắc để xã duy trì chuẩn PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi đạt 100%, chuẩn PCGD tiểu học 3 mức độ đạt 100%, chuẩn PCGD THCS mức độ 2 đạt 100%, huy động nhà trẻ ra lớp ngoài công lập đạt 100%. Xã cũng duy trì đạt chuẩn cộng đồng học tập, xã hội học tập năm 2022, duy trì 3 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I đạt 100%.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.