Hòn Trống Mái bất ngờ xuất hiện giữa Quảng trường biển Sầm Sơn

GD&TĐ - Phiên bản Hòn Trống Mái giống thật vừa được dựng lên tại Quảng trường biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) gây tò mò và thích thú cho nhiều du khách.

Phiên bản hòn trống mái được dựng ngay tại trung tâm Quảng trường biển Sầm Sơn. (Ảnh: NT).
Phiên bản hòn trống mái được dựng ngay tại trung tâm Quảng trường biển Sầm Sơn. (Ảnh: NT).

Hòn Trống Mái là một danh thắng nằm trong quần thể di tích lịch sử văn hóa và danh thắng núi Trường Lệ, TP Sầm Sơn), được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích, danh thắng cấp quốc gia vào năm 1962.

Tại Hòn Trống Mái, có 3 khối đá nặng hàng chục tấn được xếp chồng lên nhau, trong đó có 2 khối đá bên trên với kích thước khác nhau, hòn to tượng trưng cho hòn Trống, hòn nhỏ tượng trưng cho hòn Mái. Do đó, từ bao đời nay người dân thường gọi với cái tên hòn Trống Mái, với ý nghĩa về mối tình chung thủy, son sắc của vợ chồng.

Hòn Trống Mái là một trong những cảnh đẹp kỳ thú bậc nhất của vùng đất du lịch Sầm Sơn, được xem là điểm đến quen thuộc đối với nhiều người dân và du khách thập phương mỗi khi có dịp về vùng đất du lịch nổi tiếng xứ Thanh.

Hòn trống mái trên núi Trường Lệ có ý nghĩa về mối tình chung thủy, son sắc vợ chồng. (Ảnh: NT).

Hòn trống mái trên núi Trường Lệ có ý nghĩa về mối tình chung thủy, son sắc vợ chồng. (Ảnh: NT).

Mới đây, tại Quảng trường biển Sầm Sơn, phiên bản Hòn Trống Mái đã được tái hiện, thu hút sự chú ý của nhiều người.

Nguyên liệu chính tạo nên tác phẩm này là xi măng, cốt thép. Đặc biệt, để tạo nên tác phẩm, đơn vị thi công đã tỷ mỉ tạo hình và sơn màu với các chi tiết giống hệt phiên bản Hòn Trống Mái thật. Sự xuất hiện của phiên bản Hòn Trống Mái thu hút nhiều người đến tham quan thời gian qua.

Ngoài phiên bản Hòn Trống Mái, lực lượng chức năng cũng đang hoàn thiện hệ thống ánh sáng, sẵn sàng phục vụ du khách tới check-in tại quảng trường biển Sầm Sơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bản Seo Hay là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Si La.

Ngôi trường 'trên mây'

GD&TĐ - Người Si La là một trong những dân tộc có số dân ít nhất tại Việt Nam, chủ yếu sinh sống tại huyện Mường Tè (Lai Châu).

Chiếc đồng hồ Casio nhỏ gọn, đồng hành trong học tập. Ảnh: Tấn Quyết

'Thủ quỹ' thời gian!

GD&TĐ - 'Bây giờ là mấy giờ rồi nhỉ?' - mỗi lần như vậy là tôi lại dành ra chút thời gian để 'hỏi ý kiến trợ giúp' của 'thủ quỹ' thời gian Casio...