Hòn đảo ở Hawaii biến mất hoàn toàn sau siêu bão

Đảo Đông nằm trong quần đảo Hawaii biến mất không dấu vết dưới làn nước biển sau khi siêu bão Walaka hoành hành trong khu vực.

Hòn đảo ở Hawaii biến mất hoàn toàn sau siêu bão

Ảnh vệ tinh hé lộ toàn bộ đảo Đông thuộc quần đảo Hawaii, Mỹ, bị sóng trào xóa sổ khi bão Walaka, một trong những cơn bão Thái Bình Dương mạnh nhất trong lịch sử quét qua khu vực hồi đầu tháng, Science Alert hôm qua đưa tin. Ảnh trước và sau cơn bão do Cơ quan Cá và Động vật hoang dã Mỹ (FWS) chia sẻ chỉ ra nguy cơ đối với những đảo cát nhỏ tương tự ở vùng thấp trước biến đổi khí hậu.

Đảo Đông cùng với đảo Tern là nơi hải cẩu thầy tu (thuộc nhóm nguy cấp) nuôi con cũng như nơi đồi mồi dứa (thuộc nhóm bị đe dọa) đẻ trứng. Sau khi chìm dưới những ngọn sóng, môi trường sống quan trọng này không còn là địa điểm khô ráo và an toàn cho chúng nữa.

Đảo Đông trong ảnh vệ tinh chụp hồi tháng 5. Ảnh: FWS.

Đảo Đông trong ảnh vệ tinh chụp hồi tháng 5

Đảo Đông sau khi siêu bão Walaka tràn qua. Ảnh: FWS.

Đảo Đông sau khi siêu bão Walaka tràn qua.

 Dù chỉ là dải đất nhỏ, dài khoảng một kilomet và rộng 120 mét, đảo Đông vẫn là hòn đảo lớn thứ hai trong các bãi cạn Frigate Pháp, rạn san hô vòng lớn nhất quần đảo Tây Bắc Hawaii, nằm trong Khu bảo tồn hải dương quốc gia Papahānaumokuākea. Khu bảo tồn được đưa vào danh mục bảo vệ năm 2006.

"Sự biến mất của hòn đảo không phải điều bất ngờ khi bạn xem xét một cơn bão ghé sát đến vậy và mực nước biển gia tăng vốn đã gây áp lực cho hệ sinh thái ở đây", nhà khoa học khí tượng Chip Fletcher ở Đại học Hawaii chia sẻ. "Khả năng xảy ra những sự kiện kiểu này đang tăng lên do biến đổi khí hậu".

Fletcher đã tiến hành nghiên cứu đảo Đông hồi tháng 7 và ghi hình hòn đảo từ trên cao bằng máy bay không người lái. Ban quản lý Papahānaumokuākea đang làm việc với FWS và các nhà khoa học thuộc Cục quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ để tìm hiểu ảnh hưởng tới những loài động vật bản xứ.

Theo VnExpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đoàn Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tổ chức đoàn viên thăm hỏi, trò chuyện với cựu chiến binh Nguyễn Hữu Giằng (trú ở phường Đông Lương, TP Đông Hà).

Yêu nước bằng hành động

GD&TĐ - Ngọn lửa yêu nước được truyền qua nhiều thế hệ học sinh, bằng những bài học sống động ngoài trang sách, từ chính mảnh đất địa chỉ đỏ.

Các tên lửa R-73, R-27T và R-77 của Houthi.

Tên lửa Houthi khiến Mỹ kinh ngạc

GD&TĐ - Theo War Zone, sự tinh vi và sức mạnh của nhiều loại tên lửa của Houthi đang khiến các tướng lĩnh và chuyên gia Mỹ phải kinh ngạc.

Sinh viên hào hứng, khai thác thông tin với ứng dụng sản phẩm HUNRE AI.

AI trở thành trợ thủ đắc lực

GD&TĐ - Trong thời đại chuyển đổi số, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào lĩnh vực giáo dục không còn là điều xa lạ.