Hơn 90% người dân Việt Nam chấp nhận tiêm vaccine COVID-19

GD&TĐ - ThS Vũ Mạnh Cường - Phó vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng, Bộ Y tế cho biết, nghiên cứu thăm dò do một tổ chức quốc tế thực hiện gần đây cho thấy, VN có hơn 90% chấp nhận tiêm vaccine COVID-19.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tại hội nghị trực tuyến tập huấn triển khai kế hoạch tiêm vaccine COVID-19 do Bộ Y tế tổ chức sáng 6/3, ThS Vũ Mạnh Cường, Phó vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng (Bộ Y tế) cho biết, nghiên cứu thăm dò do một tổ chức quốc tế thực hiện gần đây cho thấy Việt Nam thuộc nhóm có mức độ chấp nhận vaccine COVID-19 cao nhất, với tỷ lệ hơn 90%.

Đây là khảo sát do Mạng lưới nghiên cứu thị trường độc lập toàn cầu (WIN) thực hiện gần đây.

WIN đã thực hiện cuộc khảo sát này đối với 32 quốc gia với gần 27.000 người phản hồi, trong khi cuộc khảo sát tại Phần Lan do công ty Taloustutkimus tiến hành. 

Theo khảo sát, Trung Quốc, Việt Nam và Đan Mạch có mức độ chấp nhận vaccine COVID-19 cao nhất với hơn 90%.

Cũng tại khảo sát này cho thấy, ở Việt Nam, 100% những người được hỏi hoàn toàn ủng hộ các biện pháp chống dịch của Chính phủ. 

Phó Vụ trưởng Vũ Mạnh Cường nhận định liên quan đến công tác truyền thông cho chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19, những nội dung cần tập trung là tuyên truyền về Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26/2/20; Cung cấp thông tin chính xác về: quá trình nghiên cứu, phát triển sử dụng vaccine trên thế giới và Việt Nam, hiệu quả của từng loại vaccine mà Việt Nam tiếp cận;

Đồng thời truyền thông thông tin về hiệu quả phòng bệnh, tính an toàn, lịch trình tiêm, các phản ứng sau tiêm; kế hoach triển khai tiêm theo mức độ vaccine được cung cấp; Vai trò, trách nhiệm của ngành y tế và nhân viên y tế trong việc triển khai tiêm. Huy động sự ủng hộ, tham gia, hỗ trợ nguồn lực của người dân và cộng đồng.

Phó Vụ trưởng Vũ Mạnh Cường cũng đưa ra lưu ý, các địa phương cần thành lập bộ phận tuyên truyền tiêm chủng vaccine COVID-19.

Theo đó, bộ phận này sẽ gồm 1 nhóm khoảng từ 5-7 thành viên phụ trách các công viên cụ thể như lên kế hoạch, xây dựng tài liệu, phối hợp với báo chí/truyền thông, tập huấn nhân viên y tế cơ sở, theo dõi và xử lý tin đồn, quản trị khủng hoảng.

Cùng với đó, cần bố trí nguồn lực thực hiện kế hoạch; chỉ định Người phát ngôn (1 đầu mối phát ngôn).

Các hình thức truyền thông về tiêm chủng vaccine COVID-19 cũng cần đa dạng, nhiều loại hình khác nhau như: Ngoài các tài liệu truyền thông truyền thống như tờ rơi, áp phích, poster, pano, bộ tài liệu hỏi - đáp...

Cần triển khai các kết hợp các hình thức khác như: SMS, Infographic, Video Clip, Audio spot (sử dụng trên báo điện tử, mạng xã hội, màn hình quảng cáo, màn hình thông tin nội bộ, loa truyền thanh xã/phường, hệ thống thông tin di động).

Trên cơ sở thông điệp gốc về truyền thông của Bộ Y tế, các tỉnh, thành phố có thể điều chỉnh thông điệp cho phù hợp với phương ngữ, văn hóa của địa phương. Chú trọng ngôn ngữ của đồng bào dân tộc thiểu số. Có thể sử dụng các làn điệu dân ca.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.