Hơn 600 học sinh Hải Phòng trang nghiêm dự Lễ hội Khai bút mùa Xuân

GD&TĐ - Sáng 27/1, tại Khu tưởng niệm các Vua nhà Mạc, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng diễn ra  Lễ hội Khai bút xuân Quý Mão 2023.

Học sinh Hải Phòng tham dự Lễ hội Khai bút xuân Quý Mão 2023.
Học sinh Hải Phòng tham dự Lễ hội Khai bút xuân Quý Mão 2023.

Lễ hội Khai bút đầu xuân được tổ chức trong 3 ngày chính, từ 27-29/1 ( tức mùng 6,7,8 tết Quý Mão) và kéo dài đến hết ngày 5/2/2023.

Chiều 26/1, Ban tổ chức làm Lễ Cáo yết; Sáng 27/1 tổ chức Lễ hội Khai bút đầu xuân; ngày 28/1 tổ chức các trò chơi dân gian; 17 giờ ngày 29/1 lễ Giã đám.

Phần lễ tổ chức trang nghiêm, đảm bảo nghi lễ truyền thống; phần hội được tổ chức đan xen từ 1/1 âm lịch đến hết tháng Giêng năm Quý Mão gồm các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao...

Khai bút đầu xuân là hoạt động văn hóa, giáo dục có ý nghĩa nhân văn sâu sắc đối với mọi người dân Việt Nam.

Khai bút đầu xuân là hoạt động văn hóa, giáo dục có ý nghĩa nhân văn sâu sắc đối với mọi người dân Việt Nam.

Lễ hội Khai bút đầu xuân là hoạt động văn hóa, giáo dục truyền thống của dân tộc, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc đối với mọi người dân Việt Nam. Việc khai bút đầu xuân tượng trưng cho sự khởi đầu tốt đẹp của mọi hoạt động, mọi chương trình, kế hoạch, với mục đích gửi gắm tâm tư, nguyện vọng về một năm mới hạnh phúc và thành công.

Ông Đỗ Đức Hoà, Bí thư huyện Uỷ Kiến Thuỵ đánh trống Khai hội.

Ông Đỗ Đức Hoà, Bí thư huyện Uỷ Kiến Thuỵ đánh trống Khai hội.

Lễ hội Khai bút đầu xuân tại Khu tưởng niệm Vương triều Mạc còn mang ý nghĩa tri ân Đức Mạc Thái tổ và các Tiên để Vương triều Mạc đã có công cao, đức lớn trong việc phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài cho đất nước như: Trạng trình Nguyễn Bình Khiêm, Nguyễn Thiến, Nguyễn Quyện, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Thị Duệ...

Nét chữ nắn nót của học trò tại Lễ hội Khai bút đầu xuân Quý Mão 2023.

Nét chữ nắn nót của học trò tại Lễ hội Khai bút đầu xuân Quý Mão 2023.

Lễ hội Khai bút xuân Quý Mão 2023 thúc đẩy tiềm năng du lịch, tạo điểm nhấn về du lịch, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của huyện và thành phố Hải Phòng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Đại đức Thích Chân Thường, Phó trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Kiến Thuỵ cùng lãnh đạo thành phố, lãnh đạo huyện Kiến Thuỵ làm lễ tâm linh dâng hương cầu nguyện âm siêu, dương khánh, quốc thái dân an.

Đại đức Thích Chân Thường, Phó trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Kiến Thuỵ cùng lãnh đạo thành phố, lãnh đạo huyện Kiến Thuỵ làm lễ tâm linh dâng hương cầu nguyện âm siêu, dương khánh, quốc thái dân an.

Thông qua các hoạt động của Lễ hội góp phần bảo tồn và phát huy truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc; quảng bá tiềm năng thế mạnh du lịch, thu hút khách du lịch trong và ngoài thành phố về với Kiến Thụy; góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Ông Nguyễn Đức Thọ, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng kí khai bút đầu xuân.

Ông Nguyễn Đức Thọ, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng kí khai bút đầu xuân.

Tham dự Lễ hội Khai bút đầu xuân có 635 học sinh giỏi đại diện đến từ các trường tiểu học, THCS, THPT trong thành phố như: Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, THCS Đằng Lâm, THPT chuyên Trần Phú, THPT Kiến Thuỵ....

Cô Đoàn Thị Bích, Tổ trưởng tổ Khoa học xã hội Trường THCS Lạc Viên, quận Ngô Quyền chia sẻ, Trường có 30 học sinh giỏi của khối 9 vinh dự được tham dự Lễ hội khai bút đầu xuân.

Cô Bích đã nhiều năm dẫn trò đi dự Lễ hội Khai bút đầu xuân. Đây là một hoạt động rất có ý nghĩa với học sinh, giáo viên và nhân dân.

Khai bút đầu xuân là hoạt động có ý nghĩa với học sinh, giáo viên và nhân dân trong thành phố Hải Phòng.

Khai bút đầu xuân là hoạt động có ý nghĩa với học sinh, giáo viên và nhân dân trong thành phố Hải Phòng.

Lễ hội hướng các trò tới đạo học của dân tộc nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng, đồng thời khẳng định vị thế của Vương triều nhà Mạc trong lịch sử dân tộc.

Trước khi dẫn học sinh tới dự Lễ hội, trong các tiết học cô Bích hướng dẫn các em tìm hiểu trước về Vương triều nhà Mạc. Cô đã có bài giảng E- Learning về Vương triều nhà Mạc.

Em Phạm Gia Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS Đằng Lâm, quận Hải An khai bút đầu xuân.

Em Phạm Gia Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS Đằng Lâm, quận Hải An khai bút đầu xuân.

Học sinh Lê Thị Tú An, lớp 9D5, Trường THCS Lạc Viên cho hay, em từng được nghe bố mẹ, thầy cô kể lịch sử của Vương triều nhà Mạc và Khu tưởng niệm tại xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thuỵ. Em ước ao được một lần tham dự lễ khai bút tại đây. Và năm nay em đã vinh dự được nhà trường chọn lựa. Với chủ đề "Hải Phòng trong ước mơ của em", em viết về ước nguyện cho thành phố ngày càng phát triển phồn vinh, gia đình hạnh phúc và em hoàn thành chương trình THCS với điểm số vào lớp 10 thật cao.

Em Phạm Gia Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS Đằng Lâm, quận Hải An chia sẻ, em khai nét bút đầu xuân Quý Mão với ước mong về một thành phố phát triển, văn minh, lịch sự và là điểm đến du lịch hấp dẫn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.