Hơn 5.000 ca cấp cứu do tai nạn, ngộ độc và ẩu đả trong dịp nghỉ Tết

GD&TĐ - Hàng nghìn ca nhập viện cấp cứu do ẩu đả, ngộ độc thực phẩm, tai nạn giao thông,.. đã xảy ra trong 9 ngày nghỉ Tết. Đó là con số thống kê sơ bộ, được Bộ Y tế tổng hợp từ báo cáo của các bệnh viện trên cả nước gửi về.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo đó, Bộ Y tế cho hay, trong 9 ngày nghỉ Tết (tính từ sáng 28 đến ngày mùng 6 Tết) đã có 5.303 ca cấp cứu do ẩu đả, đánh nhau, chiếm 1,7% trong tổng số cấp cứu của các bệnh viện, 58% trong số đó (3.095 ca) phải nhập viện điều trị/theo dõi và đã có 15 trường hợp tử vong.

Bên cạnh đó, lượng bệnh nhân đến khám vì tai nạn giao thông là rất lớn, con số lên tới hơn 45 nghìn ca đến khám cấp cứu. Cụ thể, số bệnh nhân đến khám, cấp cứu vì tai nạn giao thông lên đến 45.622 ca, chiếm 14,3% trong tổng số khám, cấp cứu trong dịp Tết. Trong số đó đến hơn 1/3 trường hợp phải nhập viện điều trị và 187 người đã không thể qua khỏi do chấn thương quá nặng.

Tổng số bệnh nhân hiện đang điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh tại thời điểm 7 giờ sáng ngày 10/02/2019 tức Mùng 6 Tết là 122.413 người.

Tai nạn do pháo nổ, chất nổ cũng ghi nhận 313 trường hợp khám, cấp cứu. Có 62 trường hợp cấp cứu do chất nổ khác, trong đó có 1 trường hợp tử vong, nạn nhân nam 10 tuổi tại Đồng Nai bị bắn bằng súng tự chế.

Tai nạn do sinh hoạt, lao động cũng xảy ra 22.639 trường hợp, chiếm 7,1% trong tổng số khám, cấp cứu bệnh viện, trong đó 28 trường hợp đã tử vong.

Trong 9 ngày Tết hệ thống y tế cả nước cũng ghi nhận 3.281 ca khám, cấp cứu do ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hoá. Trong đó 817 ca ngộ độc rượu, bia, 738 ca ngộ độc thức ăn tự chế biến, 1 ca tử vong do ngộ độc thuốc trừ sâu (tự tử).

Thống kê cũng cho thấy, riêng từ sáng mùng 2 đến sáng mùng 3 Tết Nguyên đán, số ca cấp cứu do đánh nhau lên đến 734 ca. Bộ Y tế cho biết, các ca thương vong do ẩu đả, đánh nhau chỉ đứng sau tai nạn giao thông. Hầu hết số người vào viện vì lý do đánh nhau là nam, số còn lại là nữ giới và một tỉ lệ đáng kể địa điểm xảy ra vụ việc là ở nhà.

Theo đánh giá chung, rượu bia là nguyên nhân chủ yếu gây nên những xung đột và hậu quả đáng tiếc này.

So với Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, số ca tai nạn đánh nhau không tăng (năm 2018, kỳ nghỉ Tết kéo dài 6 ngày đã có hơn 4.180 trường hợp phải nhập viện vì đánh nhau), nhưng số ca khám cấp cứu do tai nạn pháo nổ lại tăng 32%. Trong đó, ngày mùng 2 Tết Nguyên đán Kỷ Hợi có 18 trường hợp khám cấp cứu do pháo nổ, tăng 10 ca so với cùng ngày của Tết Nguyên đán Mậu Tuất. Trong 5 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, đã có 275 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ các loại.

Trong dịp nghỉ Tết, các cơ sở y tế trên cả nước cũng đã điều trị khỏi cho 169.747 người bệnh để được xuất viện về nhà, đồng   thời, đón 26.069 trẻ chào đời.

Trong 9 ngày Tết, cả nước có 525 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, không có ca nào tử vong. Số bệnh nhân chủ yếu tại một số tỉnh khu vực phía Nam, không có tỉnh nào có số mắc tăng đột biến.

Có 2.641 trường hợp được phát hiện bị sốt xuất huyết, trong đó là một người bị tử vong tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Cả nước ghi nhận 664 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại các tỉnh, thành phố, chủ yếu ở khu vực miền Bắc và miền Nam trong những ngày Tết…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.