Hơn 40.000 thí sinh thi đánh giá năng lực đợt 2

GD&TĐ - Ngày 2/6, hơn 40.000 thí sinh bước vào đợt 2 kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức.

Thí sinh đến điểm thi Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM) tại Quận 5, TPHCM, sáng 2/6. Ảnh: Mạnh Tùng
Thí sinh đến điểm thi Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM) tại Quận 5, TPHCM, sáng 2/6. Ảnh: Mạnh Tùng

Kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2 diễn ra tại 14 tỉnh, thành với 34 cụm thi: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Lâm Đồng, TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang và Cà Mau.

TPHCM có số lượng thí sinh thi đánh giá năng lực đợt 2 cao nhất cả nước, khoảng 21.700 thí sinh. Trong kỳ thi đợt 2, 34 cơ sở đào tạo đại học cùng phối hợp tổ chức.

Theo thống kê của Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo (Đại học Quốc gia TPHCM), số thí sinh đã hoàn tất thủ tục đăng ký dự thi đợt 2 kỳ thi đánh giá năng lực là 40.455.

Tính chung cả 2 đợt thi (đợt 1 diễn ra vào đầu tháng 4/2024), kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức đã thu hút lượng đăng ký thi cao kỷ lục với hơn 106.000 thí sinh.

Trong đó, số thí sinh đăng ký dự thi cả 2 đợt chiếm tỷ lệ gần 27% tổng số thí sinh dự thi.

Thí sinh tranh thủ ôn bài tại sân Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM) tại TP Thủ Đức. Ảnh: ĐHQG-HCM

Thí sinh tranh thủ ôn bài tại sân Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM) tại TP Thủ Đức. Ảnh: ĐHQG-HCM

Hiện số cơ sở giáo dục đã đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức xét tuyển đã tăng lên 109 trường đại học, cao đẳng.

Trong kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 vừa qua, trong số 93.828 thí sinh đã tham dự thi, thí sinh có điểm thi cao nhất là 1.076 điểm và điểm thi thấp nhất là 203.

Dưới đây là một số hình ảnh của thí sinh tại các điểm thi điểm thi đánh giá năng lực đợt 2 do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức, sáng 2/6:

Thí sinh xem phòng thi, kiểm tra giấy tờ trước khi vào phòng thi, điểm thi Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM) tại Quận 5, TPHCM. Ảnh: Mạnh Tùng

Thí sinh xem phòng thi, kiểm tra giấy tờ trước khi vào phòng thi, điểm thi Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM) tại Quận 5, TPHCM. Ảnh: Mạnh Tùng

Thí sinh tại điểm thi Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM) tại Quận 5, TPHCM. Nhiều em tỏ ra hồi hộp trước giờ thi đánh giá năng lực đợt 2. Ảnh: Mạnh Tùng

Thí sinh tại điểm thi Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM) tại Quận 5, TPHCM. Nhiều em tỏ ra hồi hộp trước giờ thi đánh giá năng lực đợt 2. Ảnh: Mạnh Tùng

Nhiều thí sinh khác tỏ ra thoải mái trước kỳ thi đợt 2 bởi đã đủ điều kiện trúng tuyển vào một số trường đại học bằng các phương thức xét tuyển sớm. Trong ảnh là các thí sinh tranh thủ ôn bài trước giờ thi. Ảnh: ĐHQG-HCM

Nhiều thí sinh khác tỏ ra thoải mái trước kỳ thi đợt 2 bởi đã đủ điều kiện trúng tuyển vào một số trường đại học bằng các phương thức xét tuyển sớm. Trong ảnh là các thí sinh tranh thủ ôn bài trước giờ thi. Ảnh: ĐHQG-HCM

Bài thi chú trọng đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng của thí sinh. Ảnh: ĐHQG-HCM

Bài thi chú trọng đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng của thí sinh. Ảnh: ĐHQG-HCM

Thí sinh được gọi tên vào phòng thi. Điểm số tối đa của bài thi là 1.200. Ảnh: ĐHQG-HCM

Thí sinh được gọi tên vào phòng thi. Điểm số tối đa của bài thi là 1.200. Ảnh: ĐHQG-HCM

Các em ổn định chỗ ngồi trước giờ thi, điểm thi Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TPHCM) tại TP Thủ Đức. Ảnh: Mạnh Tùng

Các em ổn định chỗ ngồi trước giờ thi, điểm thi Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TPHCM) tại TP Thủ Đức. Ảnh: Mạnh Tùng

Kỳ thi đánh giá năng lực chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như: Sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề.

Về hình thức, bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn với thời gian làm bài 150 phút. Độ khó câu hỏi được chia theo 3 cấp độ: cấp độ 1 chiếm 30%, cấp độ 2 chiếm 40% và cấp độ 3 chiếm 30%.

Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực gồm 3 phần: Sử dụng ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu và Giải quyết vấn đề nhằm đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh.

Bài thi chú trọng đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng của thí sinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ