Hơn 3.000 giáo viên THPT được tập huấn giáo dục STEM

GD&TĐ - Hơn 3.000 giáo viên từ gần 300 trường THPT được tập huấn về giáo dục STEM tại "Chương trình Giáo dục STEM trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo".

Giáo viên THPT chăm chú lắng nghe chia sẻ về STEM.
Giáo viên THPT chăm chú lắng nghe chia sẻ về STEM.

Chương trình Stem Education in AI Era - Giáo dục STEM trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo do Trường ĐH FPT triển khai tại Bình Định và TP. Hồ Chí Minh, thu hút gần 300 trường THPT trên địa bàn và các tỉnh lân cận tham gia.

Trong chương trình này, giáo viên được tập huấn 6 nội dung: Ứng dụng AI trong giảng dạy THPT; Teachable Machine - khai phá sức mạnh AI; Micro:bit - khám phá thế giới IoT; Data Visualization phân tích và trực quan hóa dữ liệu với Python; Raspberry Pi Car - xe tự hành trí tuệ nhân tạo; MIT App Inventor - xây dựng ứng dụng điện thoại (mobile app).

image005-8495.jpg
Trường ĐH FPT tài trợ 100% Bộ STEM Kit đến các trường THPT.

Tại sự kiện, Trường ĐH FPT cũng thực hiện trao trực tiếp các bộ STEM Kit cho đại diện các trường THPT tham gia khóa học, nhằm cung cấp công cụ cần thiết giúp giáo viên, học sinh khám phá, thực hành kiến thức về công nghệ và STEM.

Các bộ STEM kit được Trường ĐH FPT tài trợ 100% thể hiện cam kết bền vững của nhà trường trong việc đồng hành cùng các trường mở rộng cơ hội tiếp cận công nghệ cho học sinh THPT, nâng cao chất lượng giảng dạy trong chặng đường phát triển giáo dục STEM tại Việt Nam.

Trường ĐH FPT bắt đầu triển khai dự án này từ tháng 6/2024 và thu hút 3.000 giáo viên THPT tham gia tập huấn nâng. Đây là hoạt động nhằm góp phần hiện thực hóa chủ trương của Bộ GD&ĐT, đồng thời đáp ứng nhu cầu của các sở GD&ĐT trong việc nâng cao năng lực giảng dạy STEM cho giáo viên THPT.

Trước đó, Trường ĐH FPT đã tổ chức thành công chương trình tập huấn “Ứng dụng AI trong giảng dạy THPT”. Hơn 10.000 giáo viên nòng cốt từ 18 tỉnh thành đã được đào tạo về các ứng dụng công nghệ AI mới nhất. Đây là bước khởi đầu quan trọng trong việc hỗ trợ giáo viên tiếp cận với những công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng giảng dạy và phát triển kỹ năng cần thiết trong thời đại số.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ