Hơn 300 Cảnh sát cơ động tham gia dọn dẹp đường phố Thủ đô trong đêm

GD&TĐ - Hơn 300 Cảnh sát cơ động (Bộ Công an) cùng Công an quận Hai Bà Trưng, Ba Đình ra quân dọn dẹp đường phố Thủ đô, khắc phục hậu quả sau bão số 3.

Cảnh sát cơ động tham gia dọn dẹp đường phố Thủ đô.
Cảnh sát cơ động tham gia dọn dẹp đường phố Thủ đô.

Từ 21h ngày 14/9, Công an 2 quận Hai Bà Trưng và Ba Đình ra quân dọn dẹp đường phố, khắc phục hậu quả sau bão số 3.

Cùng tham gia có sự hỗ trợ của 300 cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (Bộ Công an).

CSCD 2.jpg
Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động tham gia vệ sinh môi trường.

Cơn bão số 3 khiến hơn 1.000 cây xanh trên địa bàn quận Ba Đình bị gãy đổ, gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông và đời sống dân sinh. Trong 1 tuần qua, quận Ba Đình đã huy động lực lượng cùng phương tiện cắt tỉa, thu dọn cây bị đổ.

Trong đêm 14 và rạng sáng 15/9, Công an 4 phường, gồm: Quán Thánh, Điện Biên, Ngọc Hà, Ngọc Khánh cùng 200 cán bộ, chiến sĩ của Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động tiếp tục xử lý cây gãy đổ, vệ sinh môi trường, đảm bảo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, mỹ quan đô thị, an toàn giao thông.

CSCD.jpg
Cảnh sát cơ động dọn dẹp đường phố trong đêm.

Tại quận Hai Bà Trưng, lực lượng Công an cơ sở cùng 100 cán bộ, chiến sĩ được tăng cường của Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động đã dọn dẹp cây gãy đổ và tổng vệ sinh đường phố, các khu vực dân cư bị ảnh hưởng do ngập lụt, góp phần khắc phục hậu quả bão số 3 nhanh chóng.

Theo thống kê, trên địa bàn thành phố có trên 40.000 cây đổ và gãy cành do bão số 3.

Hà Nội dự kiến có thể cứu được khoảng 3.000 cây, trong đó có 100 cây quý hiếm.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố, trước 20/9, các đơn vị, địa bàn sẽ hoàn thành việc thu dọn cây xanh gãy, đổ, tập trung khôi phục hạ tầng, cải tạo vỉa hè…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...