Hơn 2,9 triệu liều vắc xin Covid-19 đã được tiêm cho người dân Việt Nam

GD&TĐ - Theo Bộ Y tế, tính đến 16 giờ ngày 24/6/2021, tổng cộng đã thực hiện tiêm 2.920.248 liều vắc xin phòng Covid-19.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 là 143.121 người.

Có thêm 215.100 người được tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trong ngày 24/6/2021 tại 34 tỉnh/TP và các cơ sở y tế của Bộ Công an  như sau

1- Hà Nội: 1.446

2- Nam Định: 1.240

3- Ninh Bình: 214

4- Thanh Hóa: 1.077

5- Bắc Ninh: 2.506

6- Hải Dương: 48

7- Hưng Yên: 338

8- Quảng Ninh: 1.055

9- Nghệ An: 3.181

10- Hà Tĩnh: 1.520

11- Lạng Sơn: 144

12- Tuyên Quang: 555

13- Cao Bằng: 1.004

14- Sơn La: 565

15- Quảng Trị: 178

16- Quảng Nam: 2.423

17- Quảng Ngãi: 2.676

18- Ninh Thuận: 892

19- Bình Thuận: 133

20- Kon Tum: 824

21- Đắc Lắc: 2.926

22- TP Hồ Chí Minh: 160.061

23- Bà Rịa Vũng Tàu: 1.893

24- Đồng Nai: 2.626

25- Tiền Giang: 148

26- Long An: 26

27- Lâm Đồng: 2.580

28- Tây Ninh: 165

29- Cần Thơ: 2.053

30- An Giang: 3.904

31- Đồng Tháp: 2.660

32- Bình Dương: 2.108

33- Bình Phước: 3.174

34- Kiên Giang: 6.416

35- BV/Viện/Trường: 2.055

36- BỘ Công an: 286

TS. BS. Phạm Quang Thái - Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng Khu vực miền bắc, Khoa Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, việc tiêm phòng vắc xin này, hay bất cứ vắc xin nào thì tỉ lệ bảo vệ cũng không thể đạt 100%.

Đặc biệt, điều này liên quan tới vấn đề phòng nhiễm bệnh. Thực tế tiêm chủng nhiều năm qua ở Việt Nam cũng như thế giới, đã cho thấy rất nhiều trường hợp được ghi nhận bị nhiễm vi rút sau khi tiêm vắc xin, nhất là khi mới chỉ tiêm 1 mũi vắc xin.

Do không thể đảm bảo phòng nhiễm vi rút 100%, người được tiêm vẫn có thể nhiễm và là nguồn lây cho những người khác - TS. Thái nhấn mạnh. Bởi vậy, sau khi tiêm vắc xin, kể cả mũi 1 lẫn đủ 2 mũi, người được tiêm vẫn phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm. Với Covid-19 hiện nay, đó là các biện pháp 5K của Bộ Y tế (đeo khẩu trang, thực hiện khử khuẩn, giữ khoảng cách, không tập trung đông người, khai báo y tế).

Vậy lợi ích thực sự của vắc xin Covid-19 là gì? Trả lời cho câu hỏi này, TS. BS Phạm Quang Thái khẳng định: Đó chính là bảo vệ người được tiêm khỏi rơi vào thể nặng và phải nhập viện. Cho đến thời điểm này, vắc xin được sử dụng tại Việt Nam đã được chứng minh trên thực địa khi chưa có trường hợp tiêm đủ 2 mũi nào bị bệnh nặng hay tử vong.

Theo thông tin trong cuộc họp báo Chính phủ chiều 5/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhận định, dù đã triển khai tiêm vắc xin và nghiên cứu sản xuất vắc xin, chúng ta vẫn cần hiểu rõ vắc xin không thể phòng ngừa 100% mà cơ bản vẫn phải dựa trên ý thức phòng bệnh của mỗi người dân và sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị chứ không riêng ngành nào, cấp nào.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.