Hơn 2/3 ca tử vong ở VN là do bệnh không lây nhiễm

Hơn 2/3 ca tử vong ở VN là do bệnh không lây nhiễm
(GD&TĐ)- 60% ca tử vong trên thế giới là do bệnh  không lây nhiễm” - đó là con là con số thống kê của tổ chức Y tế thế giới về thực trạng tử vong trên thế giới. Tuy nhiên căn bệnh này vẫn có thể hạn chế được nếu như chúng ta biết cách phòng tránh. 
Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới: năm 2005, trong số 35 triệu ca tử vong do bệnh tật thì có tới 60% ca tử vong do bệnh không lây nhiễm. 
Để có được một cuộc sống khỏe, cần kết hợp vấn đề thay đổi tư duy lối sống và đặc biệt là phải tập luyện. Ảnh, gdtd.vn
 Để có được một cuộc sống khỏe, cần kết hợp vấn đề thay đổi tư duy lối sống và đặc biệt là phải tập luyện. Ảnh, gdtd.vn
Ở Việt Nam, có hơn 500.000 ca tử vong trong đó 2/3 ca tử vong là do bệnh không lây nhiễm. Hiện nay, căn bệnh này không còn là bệnh của những nước có thu nhập cao mà đang ngày càng trở thành gánh nặng của các nước có thu nhập thấp và trung bình. 
Trong những năm gần đây, các bệnh không lây nhiễm đã nhanh chóng trở thành mối đe dọa nghiêm trọng trên toàn cầu. Việt Nam xác định các nhóm bệnh không lây nhiễm cần ưu tiên giải quyết trong thời gian tới là: bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường, rối loạn tâm thần và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Để phòng và điều trị các bệnh không lây nhiễm thì mỗi người phải nâng cao chất lượng của hoạt động thể lực, cụ thể là thể dục thể thao kết hợp với chế độ dinh dưỡng, ăn uống hợp lý. 
Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đức Thọ- Nguyên Viện trưởng Viện lão khoa Việt Nam cho biết: để đảm bảo cho sức khỏe tốt lên, chúng ta phải thay đổi lối sống đó. Tức là tránh ăn thức ăn nhanh, tránh ăn mỡ bão hòa, cố gắng tập luyện để tiêu hủy dư thừa trong mỗi chúng ta, tiêu hủy nhờ các hoạt động cơ bắp. Để có được một cuộc sống khỏe, cần kết hợp vấn đề thay đổi tư duy lối sống và đặc biệt là phải tập luyện.
Trong một vài năm trở lại đây, trong khi các bệnh truyền nhiễm đang từng bước được đẩy lùi thì một số bệnh không lây nhiễm lại có xu hướng gia tăng, đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng. Nguyên nhân là do sự thay đổi lối sống theo chiều hướng có hại cho sức khỏe; môi trường bị ô nhiễm; dinh dưỡng không hợp lý... Điều này còn ảnh hưởng tới sự phát triển của xã hội do chi phí y tế tăng cao, bệnh nhân phải điều trị suốt đời và năng suất lao động xã hội bị giảm.
Đinh Thúy 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.