Hơn 120 CEO từ các công ty hàng đầu thế giới bàn về phát triển AI tại Việt Nam

GD&TĐ -Hơn 120 CEO đến từ một số công ty hàng đầu thế giới, đã thảo luận về sự phát triển của AI và ảnh hưởng của nó đến tương lai phát triển của Việt Nam.

Hơn 120 CEO từ các công ty hàng đầu thế giới bàn về phát triển AI tại Việt Nam

Sáng nay 5/7, Trường Đại học Văn Lang phối hợp với Đại học Hawaii tổ chức diễn đàn lãnh đạo cấp cao về “Năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong kỷ nguyên AI và trật tự thế giới mới”.

Tiến sĩ Vance Roley, Hiệu trưởng Trường Kinh doanh Shidler của Đại học Hawaii (Hoa Kỳ) cùng với hơn 120 giám đốc điều hành doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo công nghệ từ một số công ty hàng đầu trên thế giới, là cựu sinh viên chương trình VEMBA, đã thảo luận về sự phát triển của AI và những ảnh hưởng của nó đến tương lai phát triển của Việt Nam.

Hội nghị nằm trong khuôn khổ hợp tác đào tạo quốc tế Thạc sĩ Quản trị kinh doanh theo chương trình Vietnam Excutive MBA (VEMBA) tại Việt Nam và các nước khu vực Đông Nam Á, nhằm mục đích chia sẻ kiến thức và nâng cao năng lực ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong kỉ nguyên công nghệ 4.0.

49cbda71ec504e0e1741.jpg
Các chuyên gia thảo luận về sự phát triển của AI và những ảnh hưởng của nó đến tương lai phát triển của Việt Nam. Ảnh: Quốc Hải

Giáo sư Bùi Xuân Tùng, Giám đốc chương trình MBA của Đại học Hawaii tại Việt Nam, chia sẻ quan điểm của mình: "Khi Việt Nam tăng tốc hội nhập toàn cầu trong bối cảnh những thách thức chưa từng có - bao gồm cạnh tranh quyền lực lớn giữa Trung Quốc, Mỹ, Liên minh Châu Âu và Nhật Bản, các cuộc chiến thuế quan không thể dự đoán trước và các tác động không chắc chắn của biến đổi khí hậu, hội nghị do Đại học Hawaii tại Việt Nam và Đại học Văn Lang tổ chức giúp khám phá cách Việt Nam có thể nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của mình."

“Chúng tôi tin tưởng những nỗ lực này sẽ đóng góp một phần vào sự phát triển năng lực đội ngũ lãnh đạo, quản lý của Việt Nam, qua đó giúp Việt Nam vươn lên tầm cao mới trong tương lai”, ông Tùng nói.

Tại diễn đàn, các CEO, nhà quản lý các tập đoàn toàn cầu đánh giá thời kỳ chuyển mình mạnh mẽ của cách mạng khoa học – công nghệ, việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong kỷ nguyên AI hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích to lớn cho Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Trà My, CEO và đồng sáng lập Tập đoàn PAN, đồng thời cũng là Chủ tịch hội cựu Sinh viên VEMBA chia sẻ rằng tập đoàn của bà đã sử dụng cảm biến và drone (máy bay không người lái) để tưới cây hiệu quả.

Bên cạnh đó AI còn góp phần giúp Việt Nam thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực kinh tế – khoa học – công nghệ.

Bà Chu Thị Thanh Hà, CEO của FPT Software đồng thời cũng là cựu Sinh viên ưu tú của VEMBA, xác nhận rằng với số lượng ngày càng tăng của các trung tâm dữ liệu công suất cao, FPT có thể giúp các ngành công nghiệp của Việt Nam điều hướng quá trình chuyển đổi số.

“Nhìn chung, việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong kỷ nguyên AI là chìa khóa để Việt Nam có thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững, cải tiến chất lượng cuộc sống cho người dân và khẳng định vị thế của Việt Nam trên thị trường Quốc tế”- bà Hà khẳng định.

Bà cũng nhấn mạnh rằng, tất cả những vấn đề quan trọng mang tính toàn cầu và việc ứng dụng công nghệ AI đa lĩnh vực đều được tích hợp trong nội dung các học phần của Chương trình đào tạo quốc tế Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, VEMBA.

d0e1a9599f783d266469.jpg
9aa7671c513df363aa2c.jpg
Trường Đại học Văn Lang cùng đại diện Đại học Hawaii tiến hành trao MOA (memorandum of agreement - biên bản thỏa thuận) về hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Ảnh: Quốc Hải

PGS.TS Trần Thị Mỹ Diệu, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Lang nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuyển đổi số của nhà trường đã tác động mạnh mẽ đến việc nâng cao chất lượng đào tạo và hội nhập toàn cầu.

“Chương trình VEMBA là một trong những chương trình theo chiến lược đổi mới giáo dục, bắt kịp xu hướng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong sứ mệnh của Trường Đại học Văn Lang là ‘Đào tạo những con người mang lại tác động tích cực truyền cảm hứng cho xã hội’.

Trường Đại học Văn Lang luôn phát triển để có thể cung cấp môi trường học tập chất lượng cao, khuyến khích về đổi mới và sáng tạo nhằm thu hút những giảng viên tâm huyết, tạo nên môi trường giáo dục chất lượng hàng đầu”- bà Diệu khẳng định.

Tại sự kiện, PGS.TS Trần Thị Mỹ Diệu, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Lang cùng đại diện Đại học Hawaii tiến hành trao MOA (memorandum of agreement - biên bản thỏa thuận) về hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đặc biệt thông qua chương trình VEMBA, giúp học viên nắm bắt xu hướng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực Đông Nam Á trong kỷ nguyên số.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng IDF tác chiến tại Gaza.

Mịt mù cuộc chiến Israel với Hamas

GD&TĐ - Đài ABC của Mỹ ngày 6/7 dẫn tuyên bố của Tướng Israel thừa nhận cuộc chiến với lực lượng Hamas ở Gaza có thể phải sẽ kéo dài nhiều năm.