Hơn 1.000 học sinh tham gia Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Bắc Giang

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Bắc Giang lần thứ X các môn đợt 2 với 1.100 vận động viên là học sinh đến từ các trường (Tiểu học, THCS, THPT).

Thầy trò Trường THPT Sơn Động số 3 với 3/3 nội dung đạt giải nhất ở môn Kéo co.
Thầy trò Trường THPT Sơn Động số 3 với 3/3 nội dung đạt giải nhất ở môn Kéo co.

Sáng 28/11, Phòng Giáo dục tiểu học - Chính trị tư tưởng (Sở GD&ĐT Bắc Giang) cho biết, Sở tổ chức Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Bắc Giang lần thứ X các môn đợt 2 gồm các môn: Đá cầu, Kéo co, Cờ vua. Đợt 2 diễn ra từ ngày 22/11 đến 25/11, tại giải lần này ghi nhận kỷ lục về số đơn vị và vận động viên tham gia.

Theo đó, có 1.100 vận động viên là các học sinh đến từ các trường (Tiểu học, THCS, THPT) trong toàn tỉnh. Trong đó môn Đá cầu 347 vận động viên, Cờ vua 190 vận động viên, Kéo co 563 vận động viên. Để điều hành công tác tổ chức Sở GD&ĐT Bắc Giang đã huy động tới 71 trọng tài là các giáo viên môn Giáo dục thể chất làm nhiệm vụ tại giải.

Qua các ngày thi đấu giải đã chứng kiến những thành tích đáng ghi nhận với những màn rượt đuổi thành tích đầy ngoạn mục của các vận động viên và các đoàn tham dự. Chất lượng chuyên môn cao, tâm lý thi đấu của các vận động viên vững vàng, bản lĩnh thi đấu được cải thiện đáng kể. Nổi bật có những trận thi đấu Đá cầu kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ, với 5 lần thay quả cầu.

Môn Kéo co thu hút đông đảo vận động viên và cổ động viên tham dự.
Môn Kéo co thu hút đông đảo vận động viên và cổ động viên tham dự.

Tương tự môn Kéo co nhiều kỹ thuật khó được các đội áp dụng như lùi bước nhỏ khi kéo, đẩy lùi bằng chân, xếp đội hình hợp lý, nhiều đội đầu tư giầy chuyên dụng chỉ dành cho môn Kéo co. Với môn Cờ vua nhiều trận đấu phải sử dụng đồng hồ để phân thắng bại.

Kịch tính với môn Cờ vua, mỗi vận động viên thi đấu 7 ván đấu.
Kịch tính với môn Cờ vua, mỗi vận động viên thi đấu 7 ván đấu.

Kết thúc giải đấu xếp hạng toàn đoàn môn Cờ vua Khối Phòng GDĐT Nhất là Yên Dũng, Nhì là Lục Nam, Ba là Tân Yên và Khối trường THPT giải Nhất là THPT Lục Nam, Nhì là THPT Hiệp Hòa số 1, Ba là THPT Ngô Sĩ Liên.

Môn Kéo co giải toàn đoàn Khối Phòng GDĐT Nhất là Lạng Giang, Nhì là Việt Yên, Ba là Hiệp Hòa, Yên Dũng và Khối trường THPT Nhất là THPT Sơn Động số 3, Nhì là THPT Yên Dũng số 2, Ba là THPT Hiệp Hòa số 4.

Môn Đá cầu giải toàn đoàn Khối Phòng GDĐT Nhất là Tân Yên, Nhì là Lạng Giang, Ba là Yên Thế, Lục Nam và Khối trường THPT Nhất là DTNT Lục Ngạn, Nhì là THPT Hiệp Hòa số 1, Ba là THPT Yên Dũng số 2.

Các học sinh và đơn vị đạt giải cao được Sở GD&ĐT Bắc Giang trao phần thưởng gồm huy chương và giấy chứng nhận (cờ giải cho các đoàn). Đồng thời chọn những vận động viên xuất sắc để tham dự Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024 khu vực tại Phú Thọ (tháng 5/2024), toàn quốc tại Hải Phòng (tháng 7/2024).

Đá cầu môn thi có 40 đơn vị tham dự với 4 ngày thi đấu căng thẳng.
Đá cầu môn thi có 40 đơn vị tham dự với 4 ngày thi đấu căng thẳng.

Theo Sở GD&ĐT Bắc Giang, Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Bắc Giang lần thứ X đã hoàn thành 4 trong 12 môn thi đấu, quá trình tổ chức diễn ra an toàn, sôi nổi, chất lượng chuyên môn cao. Giáo viên, học sinh, huấn luyện viên được trao đổi, học tập kinh nghiệm chuyên môn, công tác tổ chức thi đấu.

Qua đợt tổ chức thi đấu bộ phận chuyên môn sẽ rút kinh nghiệm đồng thời xây dựng kế hoạch để tổ chức thi đấu đạt hiệu quả ở 8 môn còn lại trong các đợt tiếp theo (đợt 3 gồm Cầu lông, Điền kinh, Bóng chuyền) diễn ra tháng 12/2023; đợt 4 gồm Bóng bàn, Đẩy gậy, Bóng rổ diễn ra tháng 3/2024; đợt 4 môn Bóng đá diễn ra tháng 3/2024 và đợt 5 môn Aerobic diễn ra tháng 4/2024.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhóm tác giả nghiên cứu bột vỏ sầu riêng làm thức ăn cho vịt giúp nâng cao năng suất và chất lượng vật nuôi.

Vỏ sầu riêng làm thức ăn cho vịt

GD&TĐ - Thức ăn hữu cơ từ bột vỏ sầu riêng lên men giúp vịt mau lớn, tăng sức đề kháng là sản phẩm của nhóm HS Trường THPT Huỳnh Tấn Phát (Bình Đại, Bến Tre).
Ảnh minh họa.

Giá trị của hòa bình

GD&TĐ - Ralph Waldo Emerson từng nói: “Những chiến thắng thật sự và bền lâu là chiến thắng của hòa bình, không phải của chiến tranh”.
Gia đình 3 thế hệ ông Trần Út Nhì vào rừng ăn ong. Ảnh: Nguyễn Thanh Dũng.

Về U Minh Hạ theo chân thợ rừng 'ăn ong'

GD&TĐ - 'Ăn ong' như thế nào để không bị ong đốt, giữ được lượng mật và để ong còn trở về làm tổ, có lẽ chỉ những người thợ rừng lâu năm ở U Minh Hạ mới biết.