Hơn 100 nghìn thí sinh Hà Nội đăng ký dự thi vào lớp 10

GD&TĐ - Sáng nay (7/6), hơn 100 nghìn thí sinh Hà Nội dự kỳ thi vào lớp 10 THPT năm 2024-2025 sẽ đến phòng thi, làm thủ tục dự thi.

Thí sinh dự thi vào lớp 10 năm 2023 tại điểm thi Trường THCS Yên Nghĩa, quận Hà Đông. Ảnh: Đình Tuệ.
Thí sinh dự thi vào lớp 10 năm 2023 tại điểm thi Trường THCS Yên Nghĩa, quận Hà Đông. Ảnh: Đình Tuệ.

Hoạt động này bắt đầu từ 9 giờ. Tại đây, thí sinh cũng sẽ được nghe phổ biến quy chế thi, lịch thi và đính chính sai sót thông tin đăng ký dự thi (nếu có).

Trước đó, từ 7 giờ 30 diễn ra hoạt động họp toàn thể Điểm thi; tổ chức học quy chế thi cho lãnh đạo, cán bộ coi thi, cán bộ giám sát và nhân viên phục vụ Điểm thi.

Sáng 6/6, lãnh đạo Điểm thi đã họp; kiểm tra toàn bộ cơ sở vật chất, các điều kiện bảo đảm an toàn của Điểm thi…

Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội chiều 6/6, toàn Thành phố có hơn 117.000 lượt thí sinh đăng ký dự thi vào trường công lập không chuyên, trường chuyên và trường có lớp song bằng; trong đó có 106.000 thí sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 công lập.

Các thí sinh dự thi tại 201 Điểm thi, với hơn 4.500 phòng thi chính thức, hơn 400 phòng thi dự phòng. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia công tác coi thi được huy động là gần 15.500.

Trước ngày làm thủ tục dự thi, toàn bộ 201 Điểm thi đã hoàn tất công tác chuẩn bị. Các đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh Thành phố và nhiều đoàn của Ban Chỉ đạo quận, huyện, thị xã tiếp tục trực tiếp kiểm tra các Điểm thi.

Từ 8 giờ ngày 8/6, thí sinh sẽ làm bài thi môn đầu tiên là Ngữ văn, thời gian làm bài 120 phút. Lịch thi cụ thể như sau:

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ngày 26/2, "Lễ cúng rừng" của người Mông xã Nà Hẩu chính thức được trao Quyết định là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. (Ảnh: Thu Nhài).

'Cùng say giữa đại ngàn' Nà Hẩu

GD&TĐ - Lễ công bố Quyết định và trao chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ cúng rừng" của người Mông xã Nà Hẩu sẽ tổ chức vào ngày 26/2.

Hầu hết bệnh nhân đột quỵ đều mắc các bệnh tăng huyết áp, mỡ máu cao, tiểu đường, bệnh tim mạch vành, xơ cứng động mạch, v.v. (Ảnh: ITN)

Làm gì để phòng ngừa đột quỵ?

GD&TĐ - Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh đột quỵ không ngừng gia tăng. Do đó, ưu tiên hàng đầu là thực hiện tốt biện pháp phòng ngừa.