Hôm nay tuyển tình nguyện viên tiêm thử nghiệm vaccine COVID-19 thứ 2

GD&TĐ - Dự kiến mũi tiêm đầu tiên Covivac sẽ thực hiện vào khoảng 20/2 tới, nghĩa là ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Giai đoạn 1 dự kiến kéo dài trong khoảng 3 tháng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chiều 19/1, vaccine phòng COVID-19 có tên Covivac đã được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học của Bộ Y tế đã cho phép triển khai nghiên cứu lâm sàng vaccine này trong 3 giai đoạn.

Covivac là sản phẩm vaccine phòng COVID-19 do Viện Vaccine và sinh phẩm y tế (IVAC), là đơn vị thuộc Bộ Y tế tại Nha Trang, nghiên cứu và phát triển.

Đây là vaccine phòng COVID-19 "made in Vietnam" thứ 2 được cấp phép thử nghiệm lâm sàng, sau Nano Covax của Nanogen đang thử nghiệm giai đoạn 1.

Theo kế hoạch, hôm nay ngày 21/1, nghiên cứu chính thức tuyển tình nguyện viên tham gia tiêm thử nghiệm lâm sàng.

Covivac sẽ được thử nghiệm trong 3 giai đoạn. Trước mắt giai đoạn 1 sẽ triển khai trên 160 người tình nguyện (tuổi từ 18-59) do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trường Đại học Y Hà Nội triển khai.

Dự kiến mũi tiêm đầu tiên Covivac sẽ thực hiện vào khoảng 20/2 tới, nghĩa là ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Giai đoạn 1 dự kiến kéo dài trong khoảng 3 tháng.

TS Dương Hữu Thái, Viện trưởng IVAC, cho biết vaccine phòng COVID-19 của viện đã được thử nghiệm trên động vật, khẳng định an toàn và tạo được miễn dịch cao.

Nếu các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng thuận lợi, cho kết quả tốt, Covivac được cấp phép, đi vào sản xuất đầu năm 2022, với công suất ban đầu khoảng 60 triệu liều/năm; giá thành phù hợp với người Việt Nam.

Như vậy, tới hết quý 1/2021, dự kiến sẽ có 3 loại vaccine phòng COVID-19 "made in Vietnam" sẽ được thử nghiệm lâm sàng, gồm vaccine của Nanogen, của IVAC và của VAIBIOTECH.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...