Hôm nay, 6 người đầu tiên thử nghiệm vắc xin COVID-19 thứ hai của Việt Nam

GD&TĐ - Ngày 15/3, những người tình nguyện đầu tiên sẽ được tiêm thử nghiệm vắc xin Covivac – vắc xin phòng Covid-19 thứ hai được nghiên cứu, sản xuất tại Việt Nam.

Nguồn ảnh: Internet.
Nguồn ảnh: Internet.

Trung tâm thử nghiệm lâm sàng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho hay, nhóm 6 người đầu tiên sẽ được tham gia thử nghiệm vắc xin vào hôm nay 15/3.

Những người này có cả nam, nữ từ 18 - 39 tuổi và nam, nữ từ 40 - 59 tuổi.

Hiện nhóm nghiên cứu đã tuyển đủ tổng số 120 người tham gia thử nghiệm lâm sàng vắc xin Covivac cho giai đoạn đầu, gồm 30 người ở mỗi nhóm tuổi (18 - 39 tuổi và 40 - 59 tuổi) và giới tính.

Riêng các nhóm trẻ tuổi thậm chí còn thừa số người đăng ký so với yêu cầu.

Nếu tất cả mọi người vẫn đồng ý tham gia nghiên cứu và đến đúng lịch, chúng ta sẽ đảm bảo được tiến độ thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Trường hợp có người thay đổi ý định hoặc không thu xếp được thời gian, đơn vị thực hiện sẽ tính đến phương án vận động thêm.

Dự kiến, khi hoàn thành tiêm thử nghiệm cho nhóm đầu tiên, nhóm nghiên cứu sẽ tiêm cho nhóm thứ hai vào 9 ngày sau đó (dự kiến vào ngày 24/3).

Các chuyên gia sẽ theo dõi tính an toàn trong 8 ngày sau tiêm liều 1 của những người đầu tiên, đánh giá, xem xét việc thử nghiệm có vấn đề đáng lo ngại hay không. Nếu mọi thứ trong tầm kiểm soát, vắc xin mới được triển khai tiêm tiếp cho những người tiếp theo.

Việc tiêm chủng được thực hiện tại Trung tâm Dược lý lâm sàng, Trường Đại học Y Hà Nội, do Viện vệ sinh dịch tễ trung ương đóng vai trò thử nghiệm chính.

COVIVAC là vaccine Covid-19 thứ 2 của Việt Nam bước vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Tình nguyện viên được chọn phải là người cư trú tại Hà Nội. Đại học Y Hà Nội phối hợp Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thực hiện thử nghiệm.

Mục tiêu giai đoạn 1 là đánh giá độ an toàn và khả năng đáp ứng miễn dịch của vaccine để chọn ra 2 nhóm liều tối ưu nhất, sau đó, chuyển sang nghiên cứu ở giai đoạn 2.

COVIVAC là vaccine toàn hạt virus tinh khiết, bất hoạt, dạng dung dịch có hoặc không có tá chất bổ trợ, không có chất bảo quản. Vaccine này được sản xuất trên công nghệ trứng gà có phôi. Công nghệ này cũng được sử dụng để sản xuất vaccine dự phòng cúm mùa đang lưu hành tại Việt Nam.

Các kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng chỉ ra vaccine có hiệu lực bảo vệ khá tốt. Tiến sĩ Dương Hữu Thái, Viện trưởng Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế (IVAC), cũng thông tin các đánh giá hiện tại cho thấy COVIVAC có hiệu quả ngăn ngừa cả hai biến chủng virus SARS-CoV-2 của Anh và Nam Phi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.