Cái chết của bà trùm Dung “Hà” đã gây chấn động trong giới giang hồ ngày ấy. Vụ án đình đám ngày nào đã lùi xa 15 năm nhưng khi nhắc lại, các nhân chứng ở đây đều không khỏi bàng hoàng bởi tính chất manh động của kẻ gây án. Tại hiện trường nơi Dung “Hà” bị sát hại, mỗi năm vào đúng ngày ấy người ta lại thấy bó hoa trắng cùng khói hương bay lên nghi ngút.
Theo hồ sơ chúng tôi thu thập được từ phía cơ quan công an, vào tháng 8/2000, do hết cửa làm ăn ở miền Bắc, Dung “Hà” đành phải dẫn đàn em dạt vào TPHCM. Lúc này, đứng đằng sau Dung “Hà” là Minh “Sứt”, một trùm buôn lậu ma túy.
Chân ướt chân ráo vào Sài Gòn nhưng Dung “Hà” đã bộc lộ rõ bản chất của kẻ giang hồ, muốn chia phần lãnh địa với ông trùm Năm Cam.
Tuy nhiên không dừng lại ở đó Dung “Hà” tiếp tục lấn chân vào chuyện kinh doanh của Năm Cam tại TPHCM, cho rằng Dung “Hà” “được đằng chân, lân đằng đầu” nên Năm Cam đã ngầm chỉ đạo cho Hải “Bánh” trừ khử Dung “Hà”.
Sau nhiều cuộc trò chuyện với “anh Năm”, Hải “Bánh” đã trực tiếp bay từ Nga về nước để trực tiếp chỉ đạo đàn em xử Dung “Hà”. Đêm mùng 1/10/2000, biết được thông tin Dung “Hà” đang xuất hiện trước quán bar Cây Mít (số 17 Bùi Thị Xuân) nên Nguyễn Việt Hưng (tức Hưng “Phi nhon”) đã chở Nguyễn Xuân Trường (tức Trường “Xoăn”) đến tìm Dung “Hà” thanh toán.
Dung “Hà” lúc đầu ngồi chung với 3 người, nhưng sau đó có 1 người bỏ đi còn lại Dung “Hà” ngồi với 2 người phụ nữ . Lúc này có một thanh niên đội mũ tai bèo, mang khẩu trang đi bộ đến bất ngờ chĩa súng vào đầu Dung “Hà” và bóp cò.
Trúng đạn, Dung “Hà” nằm gục xuống đường ngay trước nhà, còn mấy người ngồi với Dung “Hà” thì sợ quá không thét lên được lời nào.”
Đa số người dân không dám đến khu vực trên vào ban đêm vì sợ những đối tượng trên quay lại tưởng đàn em của Dung “Hà” đến viếng đàn chị sẽ trả thù.
Còn cánh xe ôm trước kia hay đứng trước khu vực quán cũng phải rời ra đầu đường Bùi Thị Xuân giao đường Cách Mạng Tháng 8 để tránh rắc rối.
Tuy nhiên điều làm những người ở đây hết sức bất ngờ là vào mỗi sáng tại gốc cây gần nơi Dung “Hà” bị bắn chết người ta lại thấy một bó hoa trắng với một vài cây nhang đã tàn.
Tuy nhiên một điều lạ là khi ấy vào mỗi buổi sáng người ta đều thấy một bó hoa màu trắng cùng với một bó nhang được đốt vài cây cắm vào gốc cây nơi Dung “Hà” bị bắn.
Người thì cho rằng bó hoa trên là do các đàn em Dung “Hà” đến đặt để tỏ lòng thành kính trước đàn chị, người thì cho rằng bó hoa trên là của bà T. một phụ nữ hay cặp kè với Dung “Hà” thời ấy đến để đặt tưởng nhớ Dung…
Nhưng thực ra ở đây ít ai biết chính xác bó hoa trên do ai đặt. Từ đó thành lệ đến nay tại gốc cây nói trên thỉnh thoảng lại có một số người lại đến thắp nhang và đặt hoa”.
Được biết, căn nhà số 17 Bùi Thị Xuân vẫn trong tình trạng đóng cửa mãi cho đến khi các hung thủ gây án đều lộ diện, băng nhóm Năm Cam đều lần lượt ra trước vành móng ngựa.
Sau nhiều năm trong tình trạng đóng cửa thì đến khoảng cuối năm 2001, có một người đã đến thuê lại căn nhà trên để kinh doanh quán nhậu vào buổi tối, cũng từ đó căn nhà trên đã nhộn nhịp cảnh buôn bán trở lại.
Trò chuyện với chúng tôi, chú Sáng (56 tuổi, làm nghề buôn bán tại khu vực trên) tâm sự : “Vụ án Dung “Hà” bị bắn cũng đã qua lâu, an ninh khu vực Bùi Thị Xuân giờ cũng đã tốt hơn rồi.
Một vài năm trước tôi đã từng thấy Oanh “Hà” (chị ruột của Dung “Hà”) và một số đàn em vào Sài Gòn tìm đến phía trước căn nhà số 17 Bùi Thị Xuân đứng thắp nhang sau đó nán lại rất lâu. Sau đó họ còn thuê khách sạn của bà T. một người thân thiết dạo trước của Dung “Hà” để ở”.
Hiện nay trước căn nhà số 17 Bùi Thị Xuân nơi xảy ra vụ thanh toán đẫm máu năm nào đã bình yên trở lại, thay thế vào đó là cảnh buôn bán tấp nập của các nhà hàng quán ăn.
Vị trí gốc cây nơi Dung “Hà” bị bắn gục thỉnh thoảng người ta lại thấy có khói nhang nghi ngút bay lên vào ban đêm. Đó là nhang do những người hành nghề xe ôm, bảo vệ ở đây thắp.
Trò chuyện với chúng tôi, một bảo vệ khách sạn ở số 15 Bùi Thị Xuân cho biết, mỗi tối họ thường xuyên ra đây thắp nhang là vì thói quen, phần là vì thấy Dung “Hà” trước kia sống ở đây có tình nghĩa, bởi tuy là bà trùm nhưng Dung “Hà” không bao giờ hiếp đám kẻ nghèo, kẻ yếu.