Vệ sinh răng miệng kém, sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, hay ăn nhiều loại thực phẩm có hại cho răng miệng chính là những nguyên nhân cơ bản gây ra hôi miệng.
Để cải thiện hơi thở khó chịu, nhiều người luôn duy trì việc đánh răng, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng rất đều đặn. Nhưng bất chấp những nỗ lực này, một số người vẫn có hơi thở thật kinh khủng.
1. Nguyên nhân gây ra hơi thở hôi
Là người sáng lập phòng khám Breath California, nhà vi khuẩn học, nha sĩ Harold Katz cho rằng, vệ sinh răng miệng kém không phải là nguyên nhân chính gây ra hôi miệng.
Khi ngủ, tuyến nước bọt tạm thời ngừng sản xuất nước bọt khiến cho miệng khô, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nên gây ra hôi miệng vào buổi sáng, không có gì phải lo lắng. Bạn chỉ cần đánh răng là đủ để loại bỏ hơi thở bốc mùi buổi sáng.
Tuy nhiên, một số người bị khô miệng cộng với hôi miệng kéo dài cả ngày lại là trường hợp cần lưu ý. Theo BS Katz, đó có thể là do tác dụng phụ của thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm và thuốc huyết áp. Trường hợp này bạn hãy liên hệ với bác sĩ để nhận được lời khuyên thích hợp.
Cuối cùng là trường hợp hy hữu: Hôi miệng mãn tính. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn thực sự không ổn. Trải qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia đã phân biệt ra 5 loại mùi hơi thở giúp bạn có thể nhận diện chúng rõ ràng và biết rõ được tình trạng sức khỏe của mình.
2. Phân biệt 5 loại hơi thở
- Hơi thở mùi băng phiến:
Nếu có hơi thở mùi này, rất có thể bạn bị viêm xoang mãn tính hoặc dị ứng. Khi bị viêm xoang, vi khuẩn trong miệng chuyển đổi protein trong dịch nhầy thành hợp chất skatole, gây ra hôi miệng.
Hãy khắc phục bằng cách uống thuốc kháng sinh, thuốc dị ứng để đảm bảo tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng của bạn
- Hơi thở mùi trái cây:
Hơi thở mùi trái cây báo hiệu bạn đã mắc bệnh tiểu đường. Thông thường, lượng đường trong máu được vận chuyển đến các tế bào, từ đó sản sinh ra năng lượng nuôi dưỡng cơ thể.
Nhưng khi mắc bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu tăng, các tế bào dùng chất béo để sản xuất năng lượng, tạo ra sản phẩm phụ là hợp chất xeton, gây ra hơi thở mùi trái cây.
- Hơi thở mùi sữa chua:
Đây là một trong những dấu hiệu của việc cơ thể bị thiếu lactose. Theo Katz, nguyên nhân gây ra là do hệ thống tiêu hóa không phá vỡ các liên kết protein có trong thực phẩm đường sữa như thường lệ.
Một số triệu chứng như đầy hơi, tiêu chảy có biểu hiện ra rất rõ sau khi bạn tiêu thụ một lượng lớn sản phẩm đường sữa.
- Hơi thở mùi tã bẩn:
chính là nguyên nhân làm cho hơi thở của bạn có mùi tã bẩn. Do vi khuẩn tích tụ nhiều ở trong các đường nứt nên hình thành sỏi rất rõ ràng. Để đối phó với vấn đề này, bạn hãy gặp bác sĩ để được tư vấn và lấy sỏi ra.
- Hơi thở thối rữa:
Đây là dấu hiệu rất nguy hiểm vì bạn có thể đã bị mắc bệnh phổi, nguy cơ có thể là viêm phổi hoặc nặng hơn là ung thư phổi. Để chắc chắn về điều này, tốt nhất bạn hãy đi kiểm tra và làm xét nghiệm cho phổi.
3. Làm thế nào để cải thiện và ngăn chặn hơi thở khó chịu?
An toàn nhất vẫn luôn là đi kiểm tra sức khỏe răng miệng của bạn ở những trung tâm y tế uy tín. Ngoài ra còn có một số cách có thể giúp bạn phần nào ngăn ngừa mùi hôi miệng.
- Kiểm tra vệ sinh răng miệng hàng ngày. Đánh răng 2 lần/ngày. Sử dụng nước súc miệng.
- Kích thích tuyến nước bọt hoạt động bằng cách nhai kẹo cao su không đường.
- Ăn thực phẩm giàu chất xơ để loại bỏ vi khuẩn trong miệng.
- Tránh các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê,…
- Uống nước thường xuyên chống khô miệng.
- Thở bằng mũi, tránh thở nhiều qua miệng.
- Ăn ít các sản phẩm đường sữa.