Hội thảo tăng cường hợp tác Việt Nam và Nhật Bản về đa lĩnh vực

GD&TĐ - Việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản về đa lĩnh vực là một trong những chủ đề của Hội thảo khoa học Quốc gia tại Trường ĐH Sư phạm Huế.

Hội thảo khoa học Quốc gia: 'Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong thời đại mới'.
Hội thảo khoa học Quốc gia: 'Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong thời đại mới'.

Ngày 15/7, Trường Đại học (ĐH) Sư phạm, ĐH Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế đồng tổ chức Hội thảo Quốc gia với chủ đề: “Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong thời đại mới”.

Hội thảo có sự kết hợp giữa 3 đơn vị gồm Trường ĐH Sư phạm Huế, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Trường ĐH Khoa học Huế.

Hội thảo có sự kết hợp giữa 3 đơn vị gồm Trường ĐH Sư phạm Huế, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Trường ĐH Khoa học Huế.

Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thành Nhân – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế cho biết: “Hi vọng rằng, Hội thảo sẽ là diễn đàn để cán bộ, giảng viên, các nhà nghiên cứu trong các cơ sở đại học, cơ quan nghiên cứu gặp gỡ, giao lưu, trao đổi học thuật nhằm thắt chặt hơn nữa tinh thần hợp tác, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm đưa quan hệ hợp tác song phương Việt Nam – Nhật Bản phát triển lên tầm cao mới, toàn diện và bền vững”.

PGS.TS Nguyễn Thành Nhân – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế phát biểu tại Hội thảo.

PGS.TS Nguyễn Thành Nhân – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế phát biểu tại Hội thảo.

Tại Hội thảo, Ban Tổ chức đã nhận được sự tham gia đóng góp của các tác giả đến từ nhiều cơ quan, đơn vị nghiên cứu, học thuật trong cả nước và nước ngoài với 53 bài báo khoa học.

Các bài báo khoa học tập trung vào bốn chủ đề gồm: Quá trình hình thành và phát triển quan hệ song phương Việt Nam - Nhật Bản, với các tham luận của nhiều nhóm tác giả như: “Những nhân tố thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nhật Bản (1973-2023)” của Nguyễn Văn Tuấn và Lê Văn Trường An; nhóm tác giả Nguyễn Tuấn Bình, Trần Thị Hải Lê và Lê Thị Hoài Thanh với tham luận “Sự điều chỉnh chiến lược hướng về Châu Á - Thái Bình Dương của Nhật Bản và những tác động đối với quan hệ chính trị Nhật Bản - Việt Nam”...

Chủ đề về quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 1973 – 2023, với 29 tham luận phản ánh được sự phát triển sâu, rộng của mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong tất cả các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế, quốc phòng - an ninh, văn hóa, giáo dục, phát triển du lịch, khoa học công nghệ, đào tạo lao động, hợp tác giữa các địa phương của hai nước. Điển hình có một số tham luận như “Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực chính trị và an ninh: từ tái lập hợp tác đến đối tác chiến lược sâu rộng” của tác giả Phạm Hồng Thái; “Đóng góp của Thủ tướng Shinzo Abe đối với hợp tác an ninh quốc phòng Việt Nam - Nhật Bản (2012 – 2020)” nhóm tác giả Nguyễn Văn Sang và Dương Bùi Vinh...

PGS.TS Phạm Hồng Thái - Viện nghiên cứu Đông Bắc Á trình bày tại Hội thảo tham luận “Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực chính trị và an ninh: từ tái lập hợp tác đến đối tác chiến lược sâu rộng”.

PGS.TS Phạm Hồng Thái - Viện nghiên cứu Đông Bắc Á trình bày tại Hội thảo tham luận “Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực chính trị và an ninh: từ tái lập hợp tác đến đối tác chiến lược sâu rộng”.

Bàn về những khó khăn, thách thức và triển vọng quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh quốc tế mới với 12 tham luận để nhận diện các vấn đề đặt ra cho quan hệ Việt Nam - Nhật Bản với một số tham luận như “Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh mới: những vấn đề đặt ra và giải pháp” của tác giả Nguyễn Duy Dũng, “Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh cạnh tranh địa chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc ở khu vực Biển Đông” của nhóm tác giả Lê Thành Nam và Nguyễn Tuấn Bình,...

PGS.TS Nguyễn Duy Dũng - Viện nghiên cứu Đông Nam Á trình bày tại Hội thảo tham luận “Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh mới: những vấn đề đặt ra và giải pháp”.

PGS.TS Nguyễn Duy Dũng - Viện nghiên cứu Đông Nam Á trình bày tại Hội thảo tham luận “Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh mới: những vấn đề đặt ra và giải pháp”.

Nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử, văn hoá Nhật Bản, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản ở các trường ĐH, cao đẳng, phổ thông với một số tham luận như “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại trong phát triển quan hệ Việt Nam - Nhật Bản hiện nay” của tác giả Trương Thị Thu Thảo, “Giáo dục về quan hệ chính trị và hợp tác quốc phòng an ninh Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh toàn cầu hoá cho sinh viên ĐH Huế” của tác giả Tô Thị Linh,...

PGS.TS Hoàng Văn Hiển, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Huế đưa ra một số câu hỏi tham luận tại Hội thảo như: Để thúc đẩy chính trị, an ninh của Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian tới thì hai nước cần chung tay giải quyết những vấn đề gì? Nhật Bản có vai trò gì trong việc phát triển kinh tế, khoa học công nghệ ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới kinh tế đến nay?
PGS.TS Hoàng Văn Hiển, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Huế đưa ra một số câu hỏi tham luận tại Hội thảo như: Để thúc đẩy chính trị, an ninh của Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian tới thì hai nước cần chung tay giải quyết những vấn đề gì? Nhật Bản có vai trò gì trong việc phát triển kinh tế, khoa học công nghệ ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới kinh tế đến nay?
PGS.TS Bùi Thị Thảo, Khoa Lịch sử - Trường ĐH Sư phạm trao đổi tại Hội thảo một số vấn đề về mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản trong thời đại mới.
PGS.TS Bùi Thị Thảo, Khoa Lịch sử - Trường ĐH Sư phạm trao đổi tại Hội thảo một số vấn đề về mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản trong thời đại mới.

Hội thảo nhằm nhìn lại những kết quả hợp tác đạt được, hiểu biết hiện trạng mối quan hệ, và có kế hoạch vận dụng phù hợp vào công tác học tập, nghiên cứu, giảng dạy, cũng như nhận diện được những vấn đề cấp bách đặt ra đối với quan hệ Việt Nam - Nhật Bản nhằm kiến nghị các giải pháp khoa học cho công tác tư vấn chính sách.

Các đại biểu, khách mời chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo.

Các đại biểu, khách mời chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đôi dép lốp của ông

Đôi dép lốp của ông

GD&TĐ - Hồi bé, tớ hay được sang nhà ông bà ngoại chơi (vì nhà ông bà ở ngay gần nhà), tớ thấy ông ngoại có đôi dép trông rất lạ, màu đen, hơi cũ, cổ xưa.

Ông Mohamed al-Bashir được bổ nhiệm làm người đứng đầu Chính phủ chuyển tiếp ở Syria.

Mỹ sẽ theo quyết định của Israel?

GD&TĐ - Đoàn Mỹ vừa đến Syria hội đàm với người đứng đầu chính phủ chuyển tiếp Damascus, người Mỹ từng treo giải thưởng 10 triệu đô la cho đầu ông này.