Hội thảo quốc gia về lĩnh vực công nghệ sinh học

GD&TĐ - Sáng 8/12, Trường Đại học Mở Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học “Ứng dụng công nghệ sinh học trong chế biến, bảo quản và phát triển thực phẩm bảo vệ sức khoẻ con người”.

Hội thảo được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Hội thảo được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Hội thảo là diễn đàn tập hợp các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia, giảng viên và các doanh nghiệp tham gia giao lưu, chia sẻ kết quả nghiên cứu, định hướng chiến lược phát triển khoa học trong lĩnh vực liên quan đến công nghệ thực phẩm, đặc biệt trong lĩnh vực chế biến và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ của con người.

Hội thảo được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Phát biểu khai mạc, PGS.TS Nguyễn Thị Nhung – Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội – nhấn mạnh: Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 xác định công nghệ thực phẩm là một trong những nhóm ngành công nghiệp ưu tiên phát triển.

Với xu hướng lựa chọn các thực phẩm sạch, có nguồn gốc hữu cơ và thân thiện với môi trường để bảo đảm cho sức khỏe; đồng thời với thế mạnh về nguồn nguyên liệu trong nước phong phú về chủng loại; trong đó, các nhóm hàng nông sản chủ lực như gạo, cà phê, rau quả cùng nhiều chính sách ưu đãi, môi trường kinh doanh thuận lợi, Việt Nam đang trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn đối với hoạt động đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm.

PGS.TS Nguyễn Thị Nhung phát biểu khai mạc
PGS.TS Nguyễn Thị Nhung phát biểu khai mạc

Trường ĐH Mở Hà Nội là một trong những cơ sở giáo dục đại học tổ chức đào tạo nhân lực cho ngành công nghệ thực phẩm. Chất lượng đào tạo của nhà trường được khẳng định và xã hội đón nhận thông qua tỷ lệ sinh viên có việc làm đạt trên 90% sau tốt nghiệp.

Các nghiên cứu thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm đã được công bố trên nhiều tạp chí uy tín trong nước và quốc tế. Một số sản phẩm nghiên cứu, quy trình công nghệ của Nhà trường đã được chuyển giao cho các doanh nghiệp, có thể kể đến các sản phẩm như: Quy trình chế biến, bảo quản chè, quy trình sản xuất thực phẩm chức năng từ con hàu,…

“Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tâm huyết, trách nhiệm, Hội thảo là diễn đàn khoa học để các chuyên gia, các quý vị đại biểu trao đổi, thảo luận, chia sẻ học thuật và kinh nghiệm, mang lại giá trị khoa học, ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn” - PGS.TS Nguyễn Thị Nhung nói, đồng thời gửi lời cảm ơn về những đóng góp của các nhà khoa học chuyên ngành, các chuyên gia thẩm định.

Nhấn mạnh, lần đầu tiên một cơ sở giáo dục đại học tổ chức hội thảo cấp quốc gia về lĩnh vực công nghệ sinh học; GS.TS Hoàng Đình Hoà – nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội – cho biết, Hội thảo được chia thành 3 phiên, tương ứng với các chủ đề: Ứng dụng công nghệ sinh học trong chế biến và bảo quản thực phẩm; Công nghệ gene, protein và vật liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm; Ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.

Đây là ba nhóm chủ đề có tính thời sự và cấp thiết, hiện đang thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của xã hội.

các diễn giả, nhà khoa học chia sẻ tại hội thảo
các diễn giả, nhà khoa học chia sẻ tại hội thảo

Theo GS.TS Hoàng Đình Hoà, một số chuyên gia đưa ra khái niệm: Công nghệ sinh học là tập hợp các ngành gồm: Vật lý học, Toán học, Sinh học, thực phẩm…. Dựa trên các nghiên cứu, các nhà khoa học đã chuyển hoá thành công nghệ, tạo ra sản phẩm phục vụ mục đích của con người.

Hơn 30 năm, ngành công nghệ sinh học đã đạt được nhiều thành tựu trong công nghệ nghệ sinh học. Một trong những định hướng là, tạo ra sản phẩm để bảo quản nông sản thực phẩm. Và vấn đề đặt ra là, làm thế nào để nâng cao chất lượng, sản phẩm mà con người sử dụng để nâng cao sức khoẻ.

Hội thảo có sự tham gia của hơn 300 đại biểu là các nhà khoa học, nhà quản lý, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên đến từ hơn 40 cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp. Các tham luận của Hội thảo được công bố trong kỷ yếu xuất bản bởi Nhà xuất bản Xây dựng, có mã số chuẩn quốc tế ISBN. Bên cạnh bản in, kỷ yếu còn được đăng tải toàn văn trên website của Hội thảo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ