Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố danh sách ứng viên; điều chỉnh trong kỳ thi Học sinh giỏi quốc gia

GD&TĐ- Tuần qua, giáo dục thu hút sự quan tâm với nhiều nội dung. Trong đó có, Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố danh sách ứng viên; Bộ GD&ĐT công bố 3 môn không có phần thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia…

Ảnh minh hoạ/INT.
Ảnh minh hoạ/INT.

Hộiđồng Giáo sư Nhà nước côngbố danh sách ứng viên năm 2021

Theo danh sách, năm 2021, số lượng ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư là 451 ứng viên.

Ứng viên giáo sư trẻ nhất lọt vào danh sách đề nghị xét công nhận giáo sư năm nay là ông Trần Xuân Bách (1984), hiện đang công tác tại Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Trường ĐH Y Hà Nội.

Ứng viên phó giáo sư trẻ nhất lọt vào danh sách đề nghị xét công nhận phó giáo sư là ông Lê Văn Lịch (1988), hiện đang là giảng viên tại Viện Khoa học và Kỹ thuật Vật Liệu, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và ông Lê Thanh Long (1988), giảng viên Trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM.

Số ứng viên đông nhất thuộc Hội đồng Giáo sư ngành Y học với 57 người, Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế với 56 người, Hội đồng Giám sư ngành Hóa - Công nghệ thực phẩm với 44 người. Ngành Cơ học năm nay chỉ có 1 ứng viên giáo sư là ông Nguyễn Đình Kiên, công tác ở Viện Cơ học, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Có 66 ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư và 385 ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt chuẩn chức danh phó giáo sư ở 25 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành.

So với năm 2020, số lượng ứng viên được Hội đồng giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2021 tăng thêm 35 ứng viên.

Nhiều ngành không có ứng viên nào được xét công nhận đạt chuẩn giáo sư mà chỉ có phó giáo sư gồm: Ngôn ngữ học, Sử học - Khảo cổ học - Dân tộc học, Luyện kim, Giáo dục học, Tâm lý học.

Ảnh minh hoạ/INT.
Ảnh minh hoạ/INT.

3 môn không thi thực hành trong kỳ thi Học sinh giỏi quốc gia nămhọc 2021-2022

Thông báo của Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT mới đây cho biết, sẽ không tổ chức thi thực hành ở các môn: Vật lý, Hóa học và Sinh học trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2021-2022.

Bộ GD&ĐT cho hay, kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm nay bỏ phần thi thực hành nhằm bảo đảm an toàn, tiết kiệm trong công tác tổ chức thi học sinh giỏi, thích ứng với bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. 

Đây không phải kỳ thi duy nhất phải điều chỉnh trong điều kiện dịch bệnh phức tạp như hiện nay.

Kế hoạch thi chọn học sinh giỏi quốc gia, dự thi Olympic khu vực và quốc tế năm học 2021-2022 mà Bộ GD&ĐT mới công bố, kỳ thi dự kiến sẽ tổ chức vào tháng 3/3022.

Như vậy, so với lịch thi chọn học sinh giỏi mọi năm, kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học này được Bộ GD&ĐT tổ chức muộn hơn 2 tháng so với mọi năm.

Ảnh minh hoạ/INT.
Ảnh minh hoạ/INT.

Hợp nhất Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng

Bộ GD&ĐT mới đây đã ban hành Văn bản hợp nhất Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non (ban hành kèm theo Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non).

Một trong những điểm nhấn của Quy chế này là quy định về tổ chức tuyển sinh. Cụ thể:

Nếu sử dụng kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT để sơ tuyển, xét tuyển; các cơ sở đào tạo  thực hiện các quyền và nhiệm vụ sau: Xác định và công bố công khai tổ hợp các bài thi/môn thi để xét tuyển vào các ngành, nhóm ngành; trong đó, Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội là các bài thi; các môn thi thành phần của bài thi Khoa học Tự nhiên, bài thi Khoa học Xã hội là môn thi;

Căn cứ hướng dẫn xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển của Bộ GD&ĐT để quy định cụ thể và công bố công khai điều kiện xét tuyển thẳng; điều kiện ưu tiên xét tuyển vào các ngành học của các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2; khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Quy chế này;

Các cơ sở đào tạo có thủ tục sơ tuyển, tổ chức thi đánh giá năng lực, tổ chức thi năng khiếu và các hình thức thi khác kết hợp với sử dụng kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT phải ghi rõ trong Đề án tuyển sinh và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo, trên phương tiện thông tin đại chúng về thời gian, hồ sơ đăng ký sơ tuyển; thủ tục, điều kiện đạt yêu cầu sơ tuyển; phương thức tổ chức thi, phương thức xét tuyển và đề thi minh họa; phải thực hiện quy trình xét tuyển quy định tại khoản 6 Điều 10 của Quy chế này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đoàn Thanh niên, sinh viên tình nguyện Học viện Phụ nữ Việt Nam luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ tân sinh viên. Ảnh: NTCC

Đồng hành với tân sinh viên

GD&TĐ - Các cơ sở giáo dục đại học có nhiều chương trình, hoạt động, giúp tân sinh viên hòa nhập với môi trường học tập mới.

Microsoft Excel có thể ứng dụng thực tế vào nhiều ngành nghề khác nhau. Ảnh: ITN

Tiện nghi là số một!

GD&TĐ - Thân gửi bạn Microsoft Excel! Bạn là một phần mềm máy tính để xử lí dữ liệu một cách cực kì nhạy bén.