Học youtube tự chế pháo, đăng video dạy chế pháo: Đều vi phạm pháp luật

GD&TĐ - Theo luật sư Nguyễn Hồng Thái, hành vi đăng video dạy cách tự chế pháo và cả việc người mua các nguyên liệu về để học theo cách tự chế pháo phát nổ là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội và vi phạm pháp luật.

Học youtube tự chế pháo, đăng video dạy chế pháo: Đều vi phạm pháp luật

Vào những ngày Tết nguyên đán cận kề, rất nhiều video dạy tự chế pháo tràn lan trên mạng xã hội, youtube. Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp cả trẻ em lẫn người lớn đã mua đồ về làm theo khiến pháo tự chế phát nổ phải nhập viện. 

Dưới góc nhìn pháp lý, PV Báo GD&TĐ đã trao đổi với luật sư Nguyễn Hồng Thái, Công ty Luật Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp, Đoàn luật sư Hà Nội.

Người dân được sử dụng loại pháo nào theo luật?

Luật sư Nguyễn Hồng Thái: Theo quy định tại Điều 17 nghị định 137/2020/NĐ-CP thì “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật; Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.”

Và cũng theo quy định tại điểm b khoản 1 Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì quy định “Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ”

Vậy, người dân có thể sử dụng pháo hoa là loại pháo không gây ra tiếng nổ và sử dụng trong những trường hợp quy định tại điều 17 nghị định 137/2020/NĐ-CP.

Người có hành vi hướng dẫn chế tạo pháo, sau đó đăng video lên mạng xã hội có vi phạm pháp luật?

Luật sư Nguyễn Hồng Thái: Theo quy định tại khoản 8 điều 5nghị định 137/2020/NĐ-CP thì những hành viHướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện cách thức chế tạo, sản xuất, sử dụng trái phép pháo dưới mọi hình thức” thì đều bị nghiêm cấm.

Vì vậy, người có hành vi hướng dẫn chế tạo pháo, sau đó đăng lên mạng xã hội là hành vi vi phạm pháp luật và có thể xử phạt theo quy định tại điểm e khoản 1 điều 101 nghị định 15/2020/NĐ-CP  Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện việc Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm.

Luật sư Nguyễn Hồng Thái, Công ty Luật Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp, Đoàn luật sư Hà Nội.
Luật sư Nguyễn Hồng Thái, Công ty Luật Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp, Đoàn luật sư Hà Nội.

Người xem video hướng dẫn trên YouTube rồi tự chế pháo gây tiếng nổ sẽ bị xử lý thế nào?

Luật sư Nguyễn Hồng Thái: Người xem video hướng dẫn trên YouTube rồi tự chế pháo gây tiếng nổ sẽ bị xử lý hành chính về hành vi sản xuất thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm.

Theo quy định tại điểm d, khoản 4 Điều 10 Nghị định số 167/2013, mức phạt là 5-10 triệu đồng.

Luật sư đánh giá thế nào về những việc tự chế pháo và việc đăng video lên youtube?

Luật sư Nguyễn Hồng Thái: Hành vi tự chế pháo và đăng video lên youtube là một hành vi gây nguy hiểm cho xã hội.

Vì khi các đối tượng thực hiện việc quay video sẽ dẫn đến việc học theo của một số đối tượng khác, mà pháo tự chế luôn tồn tại những hiểm hoạ khôn lường, dễ cháy nổ và gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

Những người có hành vi tự chế pháo và đăng video lên youtube là hành vi vi phạm pháp luật.

Vì vậy, các cơ quan chức năng những người có thẩm quyền cần vào cuộc để điều tra sớm nhằm răn đe, giáo dục, tránh những trường hợp này xảy ra nhiều hơn nữa.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.