Học viện Phụ nữ Việt Nam tuyển sinh 10 ngành đào tạo

GD&TĐ - Năm 2023, Học viện Phụ nữ Việt Nam tuyển sinh 10 ngành đào tạo, với 5 phương thức tuyển sinh hơn 1.500 chỉ tiêu.

Sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam. Ảnh: NTCC.
Sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam. Ảnh: NTCC.

So với năm 2022, năm nay Học viện Phụ nữ Việt Nam mở rộng cơ hội xét tuyển dành cho các thí sinh thông qua 5 phương thức xét tuyển:

- Phương thức 1: Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy chế tuyển sinh Học viện Phụ nữ Việt Nam.

- Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

- Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT (học bạ).

- Phương thức 4: Xét tuyển kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 với Chứng chỉ Tiếng Anh chuẩn, còn thời hạn sử dụng.

- Phương thức 5: Xét tuyển kết hợp kết quả học tập THPT (học bạ) với Chứng chỉ Tiếng Anh chuẩn, còn thời hạn sử dụng.

Cùng với hai đợt xét tuyển sớm từ 1/3/2023 và một đợt xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 theo lịch chung của Bộ GD&ĐT, Học viện Phụ nữ Việt Nam mang đến nhiều cơ hội được học tập trong môi trường: Giáo dục Toàn diện, Chất lượng và Bình đẳng dành cho mọi thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông trên phạm vi toàn quốc.

Năm nay, Học viện Phụ nữ Việt Nam tiếp tục tuyển sinh thêm 70 chỉ tiêu cho ngành Quản trị kinh doanh hệ chất lượng cao và hệ liên kết quốc tế với Đại học Ming Chuan, Đài Loan (chuyên ngành Kinh doanh và Thương mại quốc tế).

Ngoài ra, Học viện đẩy mạnh phát triển chương trình đào tạo đại học tại cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh với 80 chỉ tiêu dành cho hai ngành Công tác xã hội và Quản trị dịch vụ Du lịch và lữ hành.

TT

Tên ngành/ chương trình đào tạo (CTĐT)

Mã ngành (CTĐT)

Chỉ tiêu

Tổ hợp môn xét tuyển

1

Ngành Quản trị kinh doanh

7340101

190

A00, A01, C00, D01

1.1

Quản trị kinh doanh (4 chuyên ngành: Marketing và Kinh doanh điện tử, Tài chính và Đầu tư, Tổ chức và Nhân lực, Kinh doanh và Thương mại quốc tế)

7340101

120


1.2

Quản trị kinh doanh (hệ Chất lượng cao)

7340101

CLC

35


1.3

Quản trị kinh doanh (hệ Liên kết Quốc tế chuyên ngành Kinh doanh & Thương mại QT)

7340101

LK

35

A00, A01, C00, D01

2

Luật (2 chuyên ngành Luật Hành chính và Luật Dân sự)

7380101

140


3

Luật kinh tế

7380107

150


4

Công nghệ thông tin

(2 chuyên ngành Công nghệ phần mềm và Trí tuệ nhân tạo; Quản trị hệ thống mạng)

7480201

140

A00, A01, D01, D09

5

Công tác xã hội

7760101

120

A00, A01, C00, D01

5.1

- Đào tạo tại trụ sở chính (Hà Nội)


80


5.2

- Đào tạo tại cơ sở TP Hồ Chí Minh


40


6

Giới và phát triển

7310399

80


7

Quản trị Dịch vụ Du lịch và lữ hành

(2 chuyên ngành Quản trị lữ hành và Quản trị Khách sạn)

7810103

180


7.1

- Đào tạo tại trụ sở chính (Hà Nội)


140


7.2

- Đào tạo tại cơ sở TP Hồ Chí Minh


40


8

Truyền thông đa phương tiện

(2 chuyên ngành Thiết kế đa phương tiện và Báo chí truyền thông)

7320104

210


9

Kinh tế (2 chuyên ngành Kinh tế đầu tư và Kinh tế quốc tế)

7310101

155


10

Tâm lý học (2 chuyên ngành Tham vấn - Trị liệu và Tâm lý ứng dụng trong Hôn nhân - GĐ)

7310401

150



Tổng chỉ tiêu dự kiến


1.515


Năm 2023, Học viện Phụ nữ Việt Nam tuyển sinh 10 ngành đào tạo bao gồm: Công nghệ thông tin (2 chuyên ngành Công nghệ phần mềm và Trí tuệ nhân tạo; Quản trị hệ thống mạng); Luật (2 chuyên ngành Luật Hành chính, Luật Dân sự); Luật kinh tế; Công tác xã hội; Giới và phát triển; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (2 chuyên ngành Quản trị lữ hành và Quản trị Khách sạn); Kinh tế (2 chuyên ngành Kinh tế đầu tư và Kinh tế quốc tế); Tâm lý học (2 chuyên ngành Tham vấn – Trị liệu và Tâm lý ứng dụng trong Hôn nhân - gia đình); Quản trị kinh doanh (4 chuyên ngành: Marketing và Kinh doanh điện tử, Tài chính và Đầu tư, Tổ chức và Nhân lực, Kinh doanh và Thương mại quốc tế).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.