Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống

GD&TĐ - Sáng nay (16/10), Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống và khai giảng năm học mới 2020 - 2021. Đến dự có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh; đồng chí Hà Thị Nga – Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam.

Thừa ủy quyền, đồng chí Hà Thị Nga – Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam trao Cờ thi đua của Chính phủ cho Học viện.
Thừa ủy quyền, đồng chí Hà Thị Nga – Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam trao Cờ thi đua của Chính phủ cho Học viện.

Ôn lại truyền thống vẻ vang 60 năm, PGS.TS Trần Quang Tiến - Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam cho biết, ngày 8/3/1960, Ban Thường trực TW Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam đã ra Quyết nghị về việc thành lập “Trường Phụ vận TW”, sau này đổi tên thành Trường Cán bộ Phụ nữ Trung ương, tiền thân của Học viện Phụ nữ Việt Nam ngày hôm nay.

Chỉ sau 3 tháng kể từ ngày thành lập, với 14 cán bộ, giảng viên và phải mượn địa điểm tổ chức lớp học; Khóa học đầu tiên đã được khai giảng với 126 học viên. Nhà trường cũng bắt tay ngay vào xây dựng cơ sở vật chất. Đến đầu năm 1962, công tác xây dựng trường đã cơ bản hoàn tất tại địa chỉ số 68 Nguyễn Chí Thanh (Đống Đa, Hà Nội).

PGS.TS Trần Quang Tiến - Giám đốc Học viện đọc diễn văn kỷ niệm
PGS.TS Trần Quang Tiến - Giám đốc Học viện đọc diễn văn kỷ niệm

Trải qua các giai đoạn lịch sử phát triển, Học viện ngày càng lớn mạnh và khẳng định uy tín trong xã hội. Đặc biệt, giai đoạn từ 2000-2012 là giai đoạn có nhiều thay đổi lớn về tổ chức bộ máy của 2 nhà trường.

Với sự chuẩn bị các điều kiện thành lập Học viện trong hơn 10 năm, ngày 18/10/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1558/QĐ-TTg về việc thành lập Học viện Phụ nữ Việt Nam trên cơ sở Trường Cán bộ Phụ nữ Trung ương.

Trong 8 năm kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập, Học viện đã phát triển mạnh mẽ, toàn diện và đạt được nhiều thành tích đáng tự hào.

Học viện là đơn vị được TW Hội tín nhiệm giao đầu mối chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 2 Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội LHPN Việt Nam, giai đoạn 2013-2017 và 2019-2025, góp phần quan trọng vào thực hiện các mục tiêu Nghị quyết đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc.

Các đại biểu tham dự buổi lễ
Các đại biểu tham dự buổi lễ

Điểm nổi bật trong công tác bồi dưỡng gần đây là việc ứng dụng CNTT trong tổ chức bồi dưỡng thông qua các lớp học trực tuyến. Quy mô bồi dưỡng hàng năm luôn đạt được mức cao với hơn 2000 lượt người, có năm đạt hơn 4000 lượt người.

Hoạt động đào tạo đại học, sau đại học là sự thay đổi căn bản của Học viện so với giai đoạn trước đây. Bắt đầu với 2 ngành học đã có kinh nghiệm đào tạo trung cấp và bồi dưỡng từ trước là Công tác xã hội và Quản trị kinh doanh; đến nay, Học viện đã mở rộng ra 9 ngành đào tạo hệ đại học và 2 ngành thạc sỹ; tổng số sinh viên, học viên được tuyển sinh cho cả 8 khóa học là gần 5.000 người.

Nhân dịp này, Học viện nồng nhiệt chào đón các em sinh viên của Học viện, đặc biệt là các bạn đại diện cho 900 tân sinh viên khóa 8.

Đồng chí Hà Thị Nga – Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại buổi lễ
Đồng chí Hà Thị Nga – Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Hà Thị Nga – Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam mong muốn, giảng viên Học viện tiếp tục phát huy vai trò là người chủ đạo trong thiết kế giờ học hay, bổ ích để sinh viên chủ động tiếp nhận và biến kiến thức thành kết quả thực tế. Mong các em sinh viên có kế hoạch học tập tốt, sinh hoạt an toàn, nhất là đối với sinh viên nữ sẽ tiếp tục góp phần giữ gìn, phát huy truyền thống, hình ảnh và phẩm chất tự tin, tự trọng của phụ nữ Việt Nam, năng động, sáng tạo, có khát vọng vươn lên để làm chủ tương lai, làm chủ cuộc sống của mình.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh chúc mừng tập thể thầy - trò Học viện Phụ nữ Việt Nam
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh chúc mừng tập thể thầy - trò Học viện Phụ nữ Việt Nam

Gửi lời chúc mừng đến thầy – trò Học viện Phụ nữ Việt Nam, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh ghi nhận những thành tựu mà Học viện đã đạt được trong thời gian qua, đồng thời đề nghị:

Học viện tiếp tục tìm nhiều giải pháp hơn nữa để nâng cao chất lượng GD-ĐT đại học, sau đại học, đảm bảo sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn đầu ra, để có nhiều cơ hội việc làm tốt. Qua đó, góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.

Ngoài ra, Học viện cần đầu tư, phát triển mạnh hơn nữa nghiên cứu khoa học (NCKH) công nghệ, thúc đẩy hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng tạp chí khoa học. Cùng với đó, quan tâm kết nối các tổ chức doanh nghiệp để đẩy mạnh NCKH theo đơn đặt hàng, hợp tác giữa đôi bên.

Văn nghệ chào mừng
Văn nghệ chào mừng

Thứ trưởng mong muốn, Học viện không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy và NCKH, nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học. Tạo cho người học hứng thú đam mê trong học tập và NCKH.

Học viện cần quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ giảng dạy theo hướng hiện đại, bảo đảm cho người học có đủ học liệu để nghiên cứu sáng tạo. Đặc biệt, cần tiếp tục duy trì và phát triển đào tạo ngành nghề đặc thù, trong đó có ngành nghề về giới, công tác xã hội…; qua đó góp phần vào xây dựng xã hội bình đẳng hơn.

“Bộ GD&ĐT sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Học viện Phụ nữ Việt Nam thực hiện tốt chức năng đào tạo của mình” – Thứ trưởng nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.