Học viện Ngoại giao công bố phương thức tuyển sinh 2015

GD&TĐ - Năm 2015, Học viện Ngoại giao sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia của các thí sinh dự thi tại các cụm thi do các trường đại học chủ trì để xét tuyển.

Học viện Ngoại giao công bố phương thức tuyển sinh 2015

Trường xác định điểm trúng tuyển xác định theo từng ngành đăng ký, kết hợp với điểm sàn vào trường theo từng khối thi. Riêng điểm trúng tuyển vào ngành Ngôn ngữ Anh được xác định riêng.

Năm nay, Học viện ngoại giao vẫn giữ các khối thi truyền thống, trong đó, các môn nhân hệ số 1. Riêng ngành Ngôn ngữ Anh: môn tiếng Anh nhân hệ số 2.

Những thí sinh đăng ký xét tuyển theo Khối A1 và D1 vào ngành Quan hệ quốc tế sẽ học ngoại ngữ là Tiếng Anh hoặc Tiếng Trung Quốc. Học viện sẽ thông báo về việc đăng ký nguyện vọng học Tiếng Anh hoặc Tiếng Trung Quốc khi có lịch tiếp nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển. Thí sinh đăng ký xét tuyển theo Khối D3 sẽ học Tiếng Pháp.

Trong số thí sinh trúng tuyển, Học viện xét 125 sinh viên có nguyện vọng học hệ đào tạo chất lượng cao các ngành: Quan hệ quốc tế, Luật quốc tế, Kinh tế quốc tế, Truyền thông quốc tế và Ngôn ngữ Anh.

Thông tin cụ thể về chỉ tiêu, tổ hợp môn xét tuyển như sau:

Tên trường
Ngành học

Ký hiệu trường

Mã ngành

Môn thi/xét tuyển

Tổng chỉ tiêu

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

HQT

450

Các ngành đào tạo đại học:

450

- Ngành Quan hệ quốc tế

D310206

A1: Toán, Lý, Tiếng Anh
hoặc
D1: Văn, Toán, Tiếng Anh
hoặc
D3: Văn, Toán, Tiếng Pháp

90

- Ngành Ngôn ngữ Anh

D220201

D1: Văn, Toán,TIẾNG ANH

90

- Ngành Kinh tế quốc tế

D310106

A: Toán, Lý, Hóa
hoặc
A1: Toán, Lý, Tiếng Anh
hoặc
D1: Văn, Toán, Tiếng Anh

90

- Ngành Luật quốc tế

D380108

A1: Toán, Lý, Tiếng Anh
hoặc
D1: Văn, Toán, Tiếng Anh

90

- Ngành Truyền thông quốc tế

D110109

A1: Toán, Lý, Tiếng Anh
hoặc
D1: Văn, Toán, Tiếng Anh
hoặc
D3: Văn, Toán, Tiếng Pháp

90

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.