Học trực tuyến mùa dịch: Lớp học không khoảng cách giàu, nghèo

GD&TĐ - Được tới trường là niềm mong mỏi của bao nhiêu trò học online thì có đủ thiết bị học trực tuyến cũng là niềm mơ ước của bao nhiêu học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Học trực tuyến, tất cả đều bình đẳng với những khuôn mặt trong sáng trên màn hình máy tính.
Học trực tuyến, tất cả đều bình đẳng với những khuôn mặt trong sáng trên màn hình máy tính.

Màn hình không phân biệt hãng máy

Cuộc sống hiện đại, cha mẹ nào cũng muốn đầu tư cho con những thứ tốt nhất trong điều kiện có thể. Đó cũng chính là lý do khiến chỉ nhìn thoáng qua là biết gia đình bạn có kinh tế tốt hay không.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc học trực tuyến đã không còn là lựa chọn. Học sinh không được đến trường cùng bạn bè, thầy cô. Khoảng cách phân biệt con nhà giàu, nhà nghèo đã phần nào giảm đi.

Cô giáo Nguyễn Thị Lan, giáo viên trường Tiểu học Đại Yên (HN) cho rằng, điều các con quan tâm nhất là mở máy để được vào lớp đúng giờ, mạng thông suốt và dễ nghe nhất.

Theo cô Lan, nếu ở trên lớp học nào đó, các con có khoảng cách về bộ quần áo, đồ dùng học tập thì ở lớp online, các con không bận tâm về điều này. Trang phục có đẹp thì cô giáo và các bạn cũng chỉ nhìn nhau được khuôn mặt. Lớp học trực tuyến cũng không có nhiều thời gian trống cho trẻ nhìn nhau xem bạn mặc đẹp đến đâu. Thiết bị của bạn này có thể là máy tính loại xịn, bạn kia chỉ dùng tạm điện thoại,... Nhưng cô và trò chỉ quan tâm xem con có vào được lớp không. Màn hình của cô cũng không phân loại từng hãng máy mà trò dùng.

Thậm chí, nếu đồ dùng của bạn nào đó có xịn hơn thì lớp cũng chỉ quan tâm, con đã tẩy được chỗ sai chưa, bút viết có ra mực rõ ràng không,…Đó chính là điều thú vị ở lớp học trực tuyến.

“Con nhà giàu vẫn có thể gặp trục trặc do mạng, con nhà nghèo vẫn có máy để học. Con nhà giàu hay con nhà nghèo đều có thể vì ngủ dậy muộn mà vào lớp trễ. Có nghĩa là dù các em có xe bốn bánh chở đi học hay chỉ đi xe đạp cũng không còn quan trọng với lớp học này. Ngoài ra, nếu gia đình bạn nào chưa có điều kiện để bổ sung trang thiết bị cho con, Bộ GD&ĐT, các đơn vị giáo dục đều đang triển khai hỗ trợ qua chương trình “máy tính cho em”. Dường như, các em đã có một môi trường bình đẳng hơn khi học trực tuyến” – cô Lan chia sẻ.

Tuy vậy, cô Lan cũng nhận định, con nhà giàu, con nhà nghèo khi học online có thể không còn sự phân biệt ở những vật mà các em nhìn bằng mắt. Nhưng hiện nay, có rất nhiều em thiếu trang thiết bị để học. “Đúng là không phải gia đình nào cũng có điều kiện để sắm máy tính, hay điện thoại thông minh, lắp đường truyền cho các con học. Chưa kể đến những gia đình có hai, ba con cùng học trùng thời gian với nhau thì càng chật vật hơn” – cô giáo Nguyễn Thị Lan bày tỏ.

Đồng lòng vượt khó

Hà Nội đã huy động được hàng nghìn máy tính để tặng cho học sinh.
Hà Nội đã huy động được hàng nghìn máy tính để tặng cho học sinh.

Bộ GD-ĐT cho biết, trước khó khăn chung của ngành GD-ĐT, nhiều địa phương đã chủ động triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ học sinh, giáo viên. Hà Nội huy động được hàng nghìn máy tính, thiết bị dạy học. TPHCM tổ chức quyên góp, huy động ủng hộ máy tính, điện thoại. Thừa Thiên - Huế trích ngân sách hỗ trợ thiết bị học tập. Hà Tĩnh huy động doanh nghiệp ủng hộ phương tiện học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Nghệ An cử cán bộ biên phòng đến các bản làng để hỗ trợ điện thoại và giúp đỡ học sinh học trực tuyến…

Các cơ sở giáo dục, giáo viên có nhiều sáng tạo để khắc phục khó khăn như dạy học và hướng dẫn việc học qua hình thức tin nhắn học đường, qua nhóm trên các mạng xã hội (Zalo, Facebook…). Đồng thời dạy học và hướng dẫn qua tài liệu do giáo viên chuẩn bị và photo gửi đến gia đình học sinh… Kho học liệu của Bộ GD-ĐT đã được bổ sung bài giảng, học liệu số hóa chia sẻ dùng chung cho cả nước.

Hiện nay có hơn 7 nghìn bài giảng trực tuyến, trong đó có 1.500 video bài giảng trên truyền hình có chất lượng. Có 14 kênh truyền hình của Trung ương và địa phương thường xuyên phát chương trình ôn tập và dạy học cho học sinh.

“Đó là sự đồng lòng, cùng khắc phục khó khăn để các em không bị gián đoạn việc trong mùa dịch. Tới trường là ước mơ của bao nhiêu bạn đang học online. Nhưng được học trực tuyến cũng là ước mơ của bao nhiêu học sinh không có trang thiết bị. Dù vậy, đây sẽ là quãng thời gian mà các em không còn khoảng cách của giàu - nghèo, chỉ còn lại niềm mong mỏi được gặp nhau” – cô giáo Nguyễn Thị Lan nói.

“Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cờ Nga được nhìn thấy kéo lên ở khu vực Kotlyarovka thuộc Kharkov

Cờ Nga tung bay ở Kharkov

GD&TĐ - Lá cờ của Liên bang Nga được nhìn thấy kéo lên ở khu vực Kotlyarovka thuộc vùng Kharkov hôm 4/5/2024.
Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

GD&TĐ - An ninh trật tự Haiti liên tục phải chịu những biến cố, từ vụ ám sát tổng thống đến động đất và tình trạng bạo lực từ các băng đảng.
Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.