Học thật, nghiên cứu thật

GD&TĐ - đại diện một số cơ sở giáo dục ĐH đã chỉ ra những bất cập trong yêu cầu minh chứng cho kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu khoa học (NCKH) người hướng dẫn cũng như đầu ra của nghiên cứu sinh.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Trong khuôn khổ buổi làm việc lấy ý kiến của Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ GD&ĐT) với ĐH Đà Nẵng vào tháng 7/2020, đại diện một số cơ sở giáo dục ĐH đã chỉ ra những bất cập trong yêu cầu minh chứng cho kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu khoa học (NCKH) người hướng dẫn cũng như đầu ra của nghiên cứu sinh.

Theo đó, chỉ có một số lĩnh vực nghiên cứu của các môn khoa học cơ bản như Toán, Lý, Hóa... mang tính quốc tế ở mức độ cao. Rất nhiều lĩnh vực khoa học còn lại chỉ mang tính khu vực. Thậm chí, lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn, trong nghiên cứu, không thể tách khỏi những đặc điểm xã hội, văn hóa và chính trị của từng quốc gia.

Điều này dẫn đến tình trạng giảng viên khối tài chính – ngân hàng gần như chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề mang tính quốc tế để có bài báo đăng trong hệ thống ISI/Scopus. “Chúng ta đang lãng phí nguồn lực khi đầu tư rất nhiều chất xám, công sức và cả tiền bạc nữa để “chen chân” vào các tạp chí quốc tế. Trong khi đó lại gần như bỏ trống những nghiên cứu từ đó có những đề xuất, giải pháp cho vấn đề kinh tế trong nước bởi nó không thể đăng tải ở các tạp chí trong danh mục WoS và Scopus. Vì vậy, việc buộc những nhà nghiên cứu, nghiên cứu sinh đưa kết quả nghiên cứu ra nước ngoài công bố cần xem xét lại vì nó không phục vụ nhiều cho việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở trong nước”, một cán bộ quản lý nhận xét.

Theo quy chế mới, các bài báo, báo cáo khoa học trong danh mục tạp chí WoS và Scopus vẫn là yêu cầu để minh chứng cho kinh nghiệm và kết quả NCKH của người hướng dẫn và đầu ra của nghiên cứu sinh. Tuy nhiên, quy chế mới bổ sung việc chấp nhận các sách chuyên khảo, những công bố tại tạp chí trong nước có chất lượng tốt theo tiêu chuẩn đánh giá của Hội đồng Giáo sư Nhà nước. Các ghi nhận chỉ áp dụng đối với tác giả chính.

Quy chế mới cũng cho phép thay thế các công bố NCKH bằng kết quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ đã đăng ký và được cấp bằng độc quyền sáng chế quốc gia hoặc quốc tế; giải thưởng chính thức của cuộc thi quốc gia hoặc quốc tế trong lĩnh vực nghệ thuật và nhóm ngành thể dục – thể thao, được công nhận bởi cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.

Việt Nam có khoảng 600 tạp chí khoa học, trong đó có hơn 400 tạp chí được Hội đồng Giáo sư Nhà nước tính điểm. Nhiều tạp chí khoa học của cơ sở giáo dục đại học đang nỗ lực đầu tư cả về chất lượng bài báo cũng như hình thức xuất bản để tham gia vào hệ thống trích dẫn ASEAN (ACI). Trong đó, đầu tư phát triển mở phiên bản điện tử cho các tạp chí khoa học là một hướng mới mà một số tạp chí khoa học đang thử nghiệm trong lộ trình gia nhập ACI, để kết quả công trình nghiên cứu được đưa vào cơ sở dữ liệu quốc tế, có người tham khảo, trích dẫn được.

Cùng với nỗ lực đổi mới của các tạp chí khoa học, những điều chỉnh trong quy chế đào tạo tiến sĩ sẽ là động lực để các tạp chí khoa học nâng cao chất lượng, tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế. Để đa dạng hóa tác giả - điều kiện cần thiết gia nhập ACI, sự tham gia của nhà nghiên cứu, nhà khoa học thông qua bài báo được xem là sự sống còn để các tạp chí tăng nội lực, vươn lên đẳng cấp quốc tế.

Bên cạnh việc đưa kết quả nghiên cứu của người hướng dẫn và nghiên cứu sinh đến với cộng đồng khoa học quốc tế, việc công bố các bài báo khoa học ở những tạp chí uy tín ở trong nước cũng là một cách để tăng tính ứng dụng, chuyển giao của các công trình nghiên cứu khoa học để giải quyết những vấn đề thực tiễn của Việt Nam, tại Việt Nam.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Xoay chuyển tình thế

Thế giới
GD&TĐ - Ứng viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đang trên đường đua để trở lại Nhà Trắng trong bối cảnh những cáo buộc pháp lý bủa vây ông.

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.