Học sinh vui học qua trải nghiệm Bảo tàng Đắk Lắk

GD&TĐ - Tạm rời xa lớp học, hàng ngàn học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ đã được hoà mình vào không gian văn hoá, lịch sử… tại Bảo tàng Đắk Lắk.

Vui học qua trải nghiệm của học sinh Trường tiểu học Nguyễn Công Trứ.
Vui học qua trải nghiệm của học sinh Trường tiểu học Nguyễn Công Trứ.

Nhằm giúp cho học sinh có điều kiện trải nghiệm, khám phá những nét đẹp truyền thống văn hoá, lịch sử, thắng cảnh nơi mình đang sinh sống, học tập, Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ - TP Buôn Ma Thuột vừa phối hợp với Bảo tàng Đắk Lắk tổ chức cho học sinh tham quan học tập thực tế.

Học sinh chăm chú nghe giới thiệu và quan sát... ... Sa bàn chiến thắng Buôn Ma Thuột.

Học sinh chăm chú nghe giới thiệu và quan sát...

... Sa bàn chiến thắng Buôn Ma Thuột.
... Sa bàn chiến thắng Buôn Ma Thuột.

Cô Bùi Thị Hương - Hiệu trưởng Nhà trường cho biết, thời gian qua Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ đã chủ động thực hiện việc dạy học trải nghiệm ở tất cả các phân môn trong tiết dạy, dưới nhiều hình thức tổ chức khác nhau. Chương trình “Vui học qua trải nghiệm thực tế” là hoạt động trọng tâm.

“Để rèn luyện và phát triển phẩm chất, năng lực, đặc biệt là các kỹ năng sống của trẻ, Nhà trường đã áp dụng nhiều hình thức, phương pháp phù hợp cho từng lứa tuổi. Việc tổ chức học tập ở một không gian mở ngoài nhà trường là điều hết sức quan trọng. Học sinh được hòa mình với thiên nhiên, với không gian văn hoá, lịch sử. Tìm hiểu trực tiếp các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tại địa phương. Đặc biệt, qua trải nghiệm, khám phá cái hay, cái đẹp, các em biết yêu quê hương, đồng thời hình thành trong trẻ lối sống tình cảm, yêu thiên nhiên, môi trường...”, cô Hương trao đổi.

Học sinh tìm hiểu trang phục truyền thống của các dân tộc anh em.

Học sinh tìm hiểu trang phục truyền thống của các dân tộc anh em.

Cũng theo cô Hương, thông qua các "giáo cụ" trực quan của Bảo tàng, các em có dịp được khắc sâu kiến thức về lịch sử, văn hoá, môi trường… Từ đó trẻ sẽ thấy được trách nhiệm với bản thân và môi trường sống xung quanh.

Hai em Ngọc Mai và Minh Tâm - lớp 1A3 hồ hởi khoe: “Con thấy vui, được xem nhiều hình ảnh đẹp, chơi nhiều trò chơi. Con còn thấy những con vật hoang dã rất đẹp. Rồi còn thấy ảnh những người chặt phá cây rừng bị các chú công an bắt”.

Cô và trò lớp 1A3 cùng khám phá không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên.

Cô và trò lớp 1A3 cùng khám phá không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên.

Còn nhóm bạn Khánh Trinh – Minh Thành, lớp 2A2 thì ấn tượng với sa bàn trực quan chiến thắng Buôn Ma Thuột. “Con thích nhất là nghe cô giáo giới thiệu về chiến thắng Buôn Ma Thuột vì có cả phim, hình ảnh, lại có cả xe tăng, máy bay, tiếng súng. Con cũng thích trang phục của các dân tộc anh em đang sống tại Đắk Lắk”, 2 em này kể.

Nhóm bạn Khánh Trinh - Minh Thành và lớp 2A2 khám phá mô hình nhà sàn truyền thống của người Tây Nguyên.

Nhóm bạn Khánh Trinh - Minh Thành và lớp 2A2 khám phá mô hình nhà sàn truyền thống của người Tây Nguyên.

Theo quan sát thực tế của phóng viên, ở phần Lịch sử, sau khi nghe giới thiệu về sa bàn chiến thắng Buôn Ma Thuột, cô giáo đặt ra 2 câu hỏi: Thời gian để giải phóng Buôn Ma Thuột là mấy tiếng và Bộ đội ta đã dùng chiến thuật gì để đánh vào Buôn Ma Thuột. Các em đều nhớ và trả lời được là 32 giờ và chiến thuật nghi binh lừa địch.

Các em học sinh gần ghi nhớ hết nội dung sau khi nghe thuyết trình nên xung phong trả lời rất nhanh các câu hỏi mà cô giáo nêu ra.

Các em học sinh gần ghi nhớ hết nội dung sau khi nghe thuyết trình nên xung phong trả lời rất nhanh các câu hỏi mà cô giáo nêu ra.

Ở phần hiểu biết về 49 dân tộc anh em đang sinh sống tại Đắk Lắk, cô giáo đặt câu hỏi: 3 dân tộc nào sinh sống lâu đời nhất, thì các em đều chỉ ra là người Ê đê, M’Nông và Giarai.

Các em học sinh chăm chú nghe giới thiệu về các danh lam, thắng cảnh của quê hương.

Các em học sinh chăm chú nghe giới thiệu về các danh lam, thắng cảnh của quê hương.

Đặc biệt, ở phần giới thiệu danh lam, thắng cảnh là các thác nổi tiếng tại Tây Nguyên, cô giáo đã khéo léo hướng dẫn để giúp học sinh thấy được vẻ đẹp. Đồng thời thấy được những nguy cơ tai nạn thương tích, đuối nước nếu không cẩn thận khi tham quan.

Các em học sinh được giới thiệu mẫu vật các loài động vật hoang dã và các biện pháp để bảo vệ động vật.

Các em học sinh được giới thiệu mẫu vật các loài động vật hoang dã và các biện pháp để bảo vệ động vật.

Cô giáo Trần Thị Hà – chủ nhiệm lớp 2A2 cho biết, hoạt động trải nghiệm thực tế và học tập trong không gian mở ngoài lớp học truyền thống giúp cho học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh.

Học sinh chăm chú nghe giới thiệu các dụng cụ đánh bắt cá truyền thống.

Học sinh chăm chú nghe giới thiệu các dụng cụ đánh bắt cá truyền thống.

“Khi trực tiếp được nhìn thấy, nghe thấy trực tiếp qua hình ảnh trực quan, bản mẫu… học sinh sẽ có cơ hội phát triển tâm hồn phong phú hơn. Các em biết cảm nhận trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người. Đồng thời bồi dưỡng cho học sinh về tình yêu quê hương đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc dân tộc. Giáo dục học sinh về các kĩ năng ứng xử trước các tình huống trong thực tế”, cô Hà chia sẻ.

Cô Hà và các phụ huynh lớp 2A2 tham gia trải nghiệm, vui chơi cùng con.

Cô Hà và các phụ huynh lớp 2A2 tham gia trải nghiệm, vui chơi cùng con.

Cũng theo cô Hà, để tổ chức buổi học này, vai trò của phụ huynh là vô cùng quan trọng. Các cha mẹ học sinh đã đồng hành, giúp giáo viên chuẩn bị mọi thứ, từ đồ dùng, quần áo đồng phục, thức ăn nước uống.

“Chu đáo từ khâu chuẩn bị, đến khi lớp ra ngoài học trải nghiệm, rất đông phụ huynh đã tháp tùng con. Nhiều phụ huynh đã thực sự chơi và học cùng con. Tôi vô cùng hạnh phúc vì điều này”, cô Hà xúc động nói.

Trải nghiệm giúp cho học sinh quan sát trực tiếp khung đan dệt truyền thống.

Trải nghiệm giúp cho học sinh quan sát trực tiếp khung đan dệt truyền thống.

Bà Bích Hường – bà ngoại của học sinh Ngọc Anh (lớp 2A2) tâm sự: “Do bố mẹ cháu đi làm ăn xa, cháu ở với ông bà. Qua theo dõi thực tế, tôi thấy việc học trải nghiệm là rất bổ ích. Các cháu được thể hiện hết khả năng khám phá của bản thân. Nhà trường cần có nhiều hoạt động học tập thực tế hơn cho các cháu. Tôi luôn ủng hộ các hoạt động như thế này”.

Học sinh hoà mình vào thiên nhiên và vui chơi các trò chơi dân gian.

Học sinh hoà mình vào thiên nhiên và vui chơi các trò chơi dân gian.

Có thể nói, những ngày này, không gian khu vực Bảo tàng Đắk Lắk nhộn nhịp hẳn lên. Mỗi buổi sáng, các nhân viên phải căng mình để phục vụ những “vị khách đặc biệt” đó là các lớp học sinh của Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ. Các em các em không chỉ nghe mà còn tò mò, đặt ra nhiều câu hỏi thú vị, khiến cho không khí vui nhộn. Thậm chí, có em còn tò mò sờ, mó vào các hiện vật, khiến cho nhân viên Bảo tàng phải liên tục nhắc nhở. Song, tất cả đều thấy vui và hạnh phúc vì được đồng hành cùng với ngành giáo dục để chắp cánh ước mơ khám phá tri thức của học sinh thân yêu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.