Học sinh vận dụng tư duy thiết kế sáng tạo sản phẩm học tập

GD&TĐ - 3 ý tưởng mới, 16 thí nghiệm là sản phẩm học tập được HS The Dewey Schools trình bày tại Ngày hội khoa học MDE - Science MDE Fair 2024.

Học sinh báo cáo, thuyết trình sản phẩm học tập bằng tiếng Anh tại Ngày hội khoa học MDE - Science MDE Fair 2024.
Học sinh báo cáo, thuyết trình sản phẩm học tập bằng tiếng Anh tại Ngày hội khoa học MDE - Science MDE Fair 2024.

Đây là kết quả học tập của môn sáng chế MDE (Maker, Design and Engineering) - một trong những môn học tại The Dewey Schools được chuyển giao từ trường đối tác Mount Vernon School. Tư duy thiết kế là phương pháp được ưu tiên thực hiện với môn học này.

Là một trong hai tác giả ý tưởng giày tự buộc dây sử dụng cảm biến, Ngô Đình Bách, học sinh lớp 6 Hamilton cho biết kết quả đạt được là từ việc áp dụng 5 bước của tư duy thiết kế.

Ngô Đình Bách, học sinh lớp 6 Hamilton - một trong hai tác giả ý tưởng giày tự buộc dây sử dụng cảm biến.

Ngô Đình Bách, học sinh lớp 6 Hamilton - một trong hai tác giả ý tưởng giày tự buộc dây sử dụng cảm biến.

“Em và bạn bè thường xuyên bị tuột dây giày và rất nguy hiểm khi vận động, chơi thể thao nên con nghĩ nếu có một đôi giày tự buộc dây thì rất tuyệt vời. Chúng em mong muốn thiết kế một đôi giày có cảm biến ở phần dây buộc, có vi điều khiển cho dây và pin ở phần đế giày và mô tơ xoay ở mũi giày. Khi giày bị tuột dây thì cảm biến gửi tín hiệu về vi điều khiển và mô tơ sẽ tự động xoay điều khiển dây”, Ngô Đình Bách chia sẻ trong thuyết trình tại ngày hội khoa học MDE.

Ngoài giày tự buộc dây sử dụng cảm biến, tại Science MDE Fair 2024, học sinh The Dewey Schools còn báo cáo 2 ý tưởng mới là máy tự lau nhà (của học sinh lớp 3) và ứng dụng di động Daily Eco, cung cấp các thông tin về sống xanh cho người dùng (của học sinh lớp 11). 2 sản phẩm này cũng được tạo ra từ phương pháp học Tư duy thiết kế.

Cùng 3 ý tưởng còn có 16 thí nghiệm được học sinh biểu diễn, thuyết trình tại ngày hội bằng tiếng Anh. Trong đó gây ấn tượng là thí nghiệm hiệu ứng nhà kính và thí nghiệm tạo ra điện từ hoa quả, đều là của học sinh lớp 6.

Học sinh hứng thú với các gian trưng bày sản phẩm học tập.

Học sinh hứng thú với các gian trưng bày sản phẩm học tập.

Không chỉ là nơi để học sinh thuyết trình, báo cáo về các sản phẩm học tập, Ngày hội khoa học MDE còn thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh, phụ huynh bởi Chương trình đố vui kiến thức khoa học/MDE bằng tiếng Anh; các trạm trải nghiệm khoa học vô cùng phong phú, như: Thợ lặn Descartes, lập trình robot, quả trứng xoay, mê cung gương, mê cung nam châm bí ẩn, bong bóng trong bong bóng, bỏng ngô nhảy múa, cơn mưa cầu vồng,….

Ông Dương Hồng Phúc, Hiệu trưởng kiêm Giám đốc Chương trình Tiếng Việt cấp THCS - THPT Trường Dewey cho biết: Ngày hội khoa học MDE được tổ chức nhằm khơi gợi niềm đam mê yêu thích bộ môn khoa học, kỹ thuật trong học sinh nhà trường; giúp các em trau dồi kỹ năng tư duy phản biện, tư duy thiết kế, làm việc nhóm, thể hiện sự sáng tạo và trau dồi năng lực Tiếng Anh. Đây cũng là cơ hội để học sinh học hỏi các kỹ năng, ngôn ngữ và quan điểm mới.

Có đến 14 trạm trải nghiệm trải nghiệm khoa học tại Ngày hội khoa học MDE - Science MDE Fair 2024.
Có đến 14 trạm trải nghiệm trải nghiệm khoa học tại Ngày hội khoa học MDE - Science MDE Fair 2024.

Chia sẻ về phương pháp học tư duy thiết kế, theo ông Dương Hồng Phúc, đây là phương pháp học được áp dụng tại các trường đại học hàng đầu thế giới như Stanford, Harvard, MIT,... Tại The Dewey Schools, tư duy thiết kế được áp dụng trong tất cả các môn học. Học sinh tự đúc kết kiến thức bằng một quá trình 5 bước giải quyết vấn đề: Thấu cảm, xác định vấn đề, lên ý tưởng, mô hình hóa và thử nghiệm.

Thông qua phương pháp này, học sinh chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, xác định được các vấn đề thực tiễn một cách đa chiều, trau dồi các kỹ năng thế kỷ 21 như làm việc nhóm nghiên cứu, tư duy phản biện, tư duy sáng tạo...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.