Cô Vũ Thị Thu Trang (Tổ trưởng tổ Ngữ Văn-Giáo dục địa phương) cho biết, buổi sinh hoạt chuyên đề là hoạt động liên môn Ngữ Văn và Giáo dục địa phương.
Mục đích của buổi chuyên đề là làm sống lại các giá trị truyền thống dân tộc, các loại hình văn hóa nghệ thuật. Các em học sinh được thoát khỏi không gian lớp học để sống trong các tác phẩm nghệ thuật. Thông qua phương pháp dạy học đổi mới, nhà trường định hướng giáo dục học sinh trở thành công dân toàn cầu.
Chuyên đề là làm sống lại các giá trị truyền thống dân tộc, các loại hình văn hóa nghệ thuật. |
Đặc biệt, việc sân khấu hóa các tác phẩm giúp việc học văn trở nên gần gũi hơn với các bạn học sinh. Thay vì cầm quyển sách đọc, các bạn tiếp xúc với tác phẩm thông qua mắt nhìn và tai nghe âm nhạc. Vì thế mà các bạn sẽ được khơi gợi sự tò mò hứng thú về tác phẩm và tự mình tìm hiểu thêm về tác phẩm đó.
Cũng theo cô Thu Trang, những năm qua, Trường THCS-THPT Hai Bà Trưng luôn tích cực đổi mới sáng tạo, tăng cường các hoạt động trải nghiệm cho học sinh thông qua những buổi sinh hoạt chuyên đề như thế này.
“Sau buổi sinh hoạt, học sinh sẽ thực hiện bài thu hoạch bằng nhiều hình thức như vẽ tranh, hát, quay video. Điểm số của các em sẽ phản ánh trực tiếp chất lượng giáo dục và đào tạo bằng phương pháp đổi mới này”, cô Trang chia sẻ.
Các đại biểu chia sẻ tại buổi tọa đàm. |
Đóng vai người dân trong trích đoạn “Trưng Nương khởi nghĩa”, em Đinh Lê Hoàng Nghĩa (lớp 12), Trường THCS-THPT Hai Bà Trưng dành một tuần để luyện tập. Hoàng Nghĩa cho biết: “Em cảm thấy vui khi được góp mặt trong tiết mục hôm nay. Qua hoạt động, mình cảm thấy đã rút dần khoảng cách với lịch sử, được sống lại thời kỳ đó chứ không phải chỉ đọc qua sách vở”.
Dịp này, nhà trường cũng tổ chức buổi tọa đàm Đổi mới sáng tạo-Tăng cường trải nghiệm cho học sinh qua môn Giáo dục địa phương. Tại đây, ông Trần Văn Cường (chuyên viên Nghệ thuật của Sở GD&ĐT TPHCM) nhận định buổi chuyên đề mang đậm tính nghệ thuật và cần được lan tỏa rộng rãi đến các trường khác trong thành phố.