Học sinh TP Hồ Chí Minh trở lại trường: Hết buồn vì không còn thiếu tiếng trống, vắng học sinh

GD&TĐ - Sáng nay (13/12), khoảng 100.000 học sinh lớp 9 và lớp 12 ở TPHCM trở lại trường học trực tiếp sau thời gian dài học trực tuyến ở nhà.

Giáo viên Trường THCS Chánh Hưng (Q.8, TPHCM) hướng dẫn HS về an toàn phòng chống dịch, sáng 13/12.
Giáo viên Trường THCS Chánh Hưng (Q.8, TPHCM) hướng dẫn HS về an toàn phòng chống dịch, sáng 13/12.

Đảm bảo an toàn

Tại Trường THCS Chánh Hưng (Q8, TPHCM), 6h30 sáng đã có nhiều học sinh đến trường. Ban giám hiệu, bộ phận quản sinh, cùng giáo viên chủ nhiệm… đã có mặt từ rất sớm để theo dõi, kịp thời xử lý những tình huống phát sinh (nếu có).

Cô Đồng Thị Ngọc Dung  - Hiệu trưởng nhà trường cho biết trường có hơn 675/701 học sinh lớp 9 đi học sáng nay. Những học sinh không đến trường được do đang phải cách y tế, đang ở tỉnh, do gia đình có việc…

Học sinh Trường THCS Chánh Hưng (Q.8, TPHCM) sử dụng máy đo thân nhiệt, nước rửa tay sát khuẩn tự động trước khi vào lớp.

Học sinh Trường THCS Chánh Hưng (Q.8, TPHCM) sử dụng  máy đo thân nhiệt, nước rửa tay sát khuẩn tự động trước khi vào lớp.

Theo cô Đồng Thị Ngọc Dung, nhà trường đã phân luồng, bố trí 3 máy đo thân nhiệt, nước rửa tay sát khuẩn tự động cùng đội ngũ y tế bên trong cổng trường, đảm bảo việc kiểm tra sức khỏe của các em trước khi vào lớp.

Bên cạnh đó, bộ phận Đoàn Đội của trường cũng phối hợp kiểm tra việc phòng chống dịch tại các lớp, đồng thời hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi phòng chống dịch trực tuyến.

“Tôi đã phỏng vấn nhiều học sinh, tâm trạng chung của các em là rất vui. Tâm trạng của học sinh thế nào thì giáo viên và nhà trường cũng vui như  vậy. Trường học mà thiếu tiếng trống, vắng học sinh thì buồn lắm”, cô Đồng Thị Ngọc Dung chia sẻ.

Đến trường từ sáng sớm, em Tăng Thiên Phú (HS lớp 9 Trường THCS Chánh Hưng, Q8, TPHCM) cho biết: “Từ đầu năm học đến nay em chỉ học online nên khi nghe thông tin được đi học trực tiếp em rất háo hức. Vừa qua em cũng đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin nên cũng rất an tâm…”.

Tại Trường THPT Tạ Quang Bửu, TPHCM, thầy Nguyễn Gia Mến - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết có 513/554 học sinh lớp 12 đến trường sáng nay.

Học sinh Trường THPT Tạ Quang Bửu, TPHCM đến trường sáng nay.

Học sinh Trường THPT Tạ Quang Bửu, TPHCM đến trường sáng nay.

Tương tự, Trường THPT Võ Văn Kiệt, TPHCM, có 541/563 học sinh lớp 12 đến trường. Cô Lê Thị Hồng Anh - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, ngày đầu đến trường tất cả các em học sinh khối 12 thực hiện khai báo trình trạng sức khỏe tại nhà trên phần mềm ứng dụng do Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của nhà trường thiết kế. Việc này sẽ thực hiện trong suốt thời gian các em học trực tiếp tại trường nhằm rà soát, sàng lọc các trường hợp  có dấu hiệu nghi nhiễm hoặc các em có sức khỏe không tốt.

Học sinh Trường THPT Võ Văn Kiệt, TPHCM đến trường sáng nay

Học sinh Trường THPT Võ Văn Kiệt, TPHCM đến trường sáng nay

88% phụ huynh đồng thuận

Theo thống kê của Sở GD&ĐT TPHCM có khoảng 88.000 học sinh lớp 9 và 66.000 học sinh lớp 12 được sự đồng tình của phụ huynh đi học trực tiếp vào ngày 13/12, đạt tỷ lệ 88%.

Khi đi học trực tiếp học sinh sẽ thi hết kỳ học kỳ 1 bằng hình thức trực tiếp. Thời gian thi học kỳ I được thực hiện từ ngày 10-22/1/2022. Những học sinh chưa đến trường được thì sẽ lùi lại và qua học kỳ 2 đánh giá .

Học sinh THCS tự đi xe tới trường sáng nay.
Học sinh THCS tự đi xe tới trường sáng nay.

Sáng nay có 5 đoàn của Sở GD&ĐT, Sở Y tế và hơn 10 đoàn của phòng chuyên môn đã đi kiểm tra việc học trực tiếp. Theo ông Nguyễn Văn Hiếu -  Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM, Sở đã có nhiều văn bản hướng dẫn cho các trường, tổ chức cho học sinh đến trường.

Qua kiểm tra, các trường chấp hành hướng dẫn của ngành Y tế rất tốt. Tuy nhiên tại Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong do phòng học cũ, học sinh ngồi bàn đôi nên khá chật. Sở đã hướng dẫn trường làm sao bố trí mỗi em ngồi 1 bàn, đồng thời đảm bảo quy định 5K.

Sở GD&ĐT TPHCM quy định, đối với các trường ở địa bàn được xác định cấp độ 1, sẽ dạy học trực tiếp không quá 30 tiết/tuần, ưu tiên cho thực hiện chương trình chính khóa, các hoạt động phụ đạo, bồi dưỡng nhằm khắc phục khó khăn, hạn chế do dạy học trên internet.

Đối với các trường ở địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 2, sẽ dạy học trực tiếp không quá 24 tiết/tuần.

Đối với các trường ở địa bàn được xác định dịch ở cấp 3, dạy học trực tiếp không quá 18 tiết/tuần. Riêng các trường ở địa bàn được xác định ở cấp độ 4 chưa học trực tiếp.

Học sinh Trường THPT Tạ Quang Bửu, TPHCM, quét mã khai báo y tế trước khi vào lớp.

Học sinh Trường THPT Tạ Quang Bửu, TPHCM, quét mã khai báo y tế trước khi vào lớp.

“Về việc thí điểm học 2 tuần sẽ tập trung vào an toàn là chính. Thầy cô dạy trên lớp, quan sát và xử lý các tình huống, không gây hoang mang nếu có những ca nghi nhiễm. Vì vậy trong 2 tuần này không đặt nặng vấn đề kiến thức.

Nếu lỡ bùng phát dịch ở 1 trường, đa số học sinh đã tiêm vắc xin do vậy cần truyền thông, thông tin cho học sinh yên tâm. Khi có ca nhiễm thực hiện theo quy định của ngành Y tế, không gây hoang mang, lớp có ca nghi nhiễm sẽ chuyển sang dạy và học trên intetnet…”, ông Nguyễn Văn Hiếu chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thực phẩm đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển não bộ ở trẻ. Ảnh minh họa: INT

Thực phẩm ảnh hưởng tới trí nhớ

GD&TĐ - Chế độ ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ và chiên rán, nhiều đường làm giảm khả năng học tập và trí nhớ, cũng như tăng nguy cơ viêm nhiễm.