Học sinh tham gia sinh hoạt hè ở địa phương: Vẫn nặng về hình thức

GD&TĐ - Trước khi nghỉ hè, nhà trường phát cho con tôi Phiếu chuyển học sinh về địa phương tham gia sinh hoạt hè.

Học sinh tham gia sinh hoạt hè ở địa phương: Vẫn nặng về hình thức

Lúc đầu, tôi cũng thấy lạ lẫm với việc này, nhưng khi tìm hiểu thì hoạt động hè có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục cho học sinh về lòng yêu nước; rèn luyện về sức khỏe, đạo đức, giới tính, nhân cách, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần đoàn kết; giúp các em định hướng học tập tốt, phấn đấu rèn luyện trở thành con ngoan trò giỏi, công dân tốt, nâng cao nhận thức cho các em về việc chấp hành pháp luật tại địa phương. Vì vậy, tôi đã liên hệ với Ban Chỉ đạo (BCĐ) hè ở địa phương để đăng ký cho con tham gia sinh hoạt.

Qua trao đổi với BCĐ hè ở địa phương, được biết có nhiều hoạt động có thể tổ chức trong hè cho các em như tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, tham quan học tập; các hoạt động vui chơi giải trí; các hoạt động xã hội tại cộng đồng; các hoạt động vệ sinh môi trường, chăm sóc hỗ trợ người già, cô đơn, gia đình có hoàn cảnh khó khăn; các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn; các loại hình sinh hoạt hè như trại truyền thống, trại sáng tác, các hoạt động giáo dục kỹ năng sống...

Tuy nhiên, việc học sinh tham gia sinh hoạt hè tại địa phương vẫn còn nhiều khó khắn, vướng mắc và không phải nơi nào cũng thực hiện tốt việc này, cho nên nhiều hoạt động hè ở một số địa phương còn hình thức, chưa hiệu quả.

Trước hết, về phía chính quyền địa phương chưa tích cực chỉ đạo Đoàn thanh niên thành lập BCĐ hè và xây dựng kế hoạch thực hiện; nội dung hoạt động còn sơ sài, chưa thu hút đông đảo đội viên, đoàn viên tham gia; kinh phí bố trí cho hoạt động này còn nhiều hạn chế; đội ngũ cán bộ Đoàn chưa năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong công tác.

Về phía phụ huynh và học sinh thì chưa hào hứng với việc này, cho rằng tốn thời gian, thay vào đó đa số phụ huynh và học sinh vào dịp hè thường lựa chọn các hoạt động như về quê, đi tham quan, du lịch, học thêm hoặc phụ huynh bắt các con ở nhà phụ giúp cha mẹ chứ không cho con tham gia sinh hoạt hè. Điều này dẫn đến, số lượng học sinh tham gia sinh hoạt hè tại địa phương rất hạn chế, cuối khóa hè phụ huynh nhờ BCĐ hè ở địa phương xác nhận là có sinh hoạt hè, sau đó nộp cho nhà trường để hợp thức hóa.

Để việc sinh hoạt hè của các em học sinh tại địa phương phát huy tác dụng và tăng cường quản lý đối với học sinh cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương. Cần nâng cao nhận thức của phụ huynh và học sinh về mục đích, ý nghĩa của việc sinh hoạt hè; kêu gọi sự ủng hộ về vật chất và tinh thần để BCĐ hè thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Đồng thời, để học sinh tham gia sinh hoạt hè một cách tự nguyện, hào hứng, điều quan trọng nhất chính là nội dung hoạt động sinh hoạt hè thực chất, bổ ích, ý nghĩa và phù hợp với lứa tuổi của các em, nhất là rèn luyện các kỹ năng sống như văn hóa ứng xử, bơi lội, rèn luyện sức khỏe và các hoạt động nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.