Học sinh Hà Nội không bất ngờ với đề thi Văn vào 10

GD&TĐ - Trên 70.000 học sinh Hà Nội đã hoàn tất môn thi đầu tiên tuyển sinh vào 10 với nhiều cung bậc cảm xúc. Tuy nhiên, nhận định dù là khó, dễ nhưng điểm chung là không bất ngờ với đề thi môn Ngữ văn.

Học sinh Hà Nội không bất ngờ với đề thi Văn vào 10
Học sinh Hà Nội không bất ngờ với đề thi Văn vào 10 ảnh 1Học sinh Hà Nội không bất ngờ với đề thi Văn vào 10 ảnh 2Học sinh Hà Nội không bất ngờ với đề thi Văn vào 10 ảnh 3Học sinh Hà Nội không bất ngờ với đề thi Văn vào 10 ảnh 4Học sinh Hà Nội không bất ngờ với đề thi Văn vào 10 ảnh 5Học sinh Hà Nội không bất ngờ với đề thi Văn vào 10 ảnh 6Học sinh Hà Nội không bất ngờ với đề thi Văn vào 10 ảnh 7

Ăn điểm với câu hỏi về lòng yêu nước

Đề thi Ngữ văn tuyển sinh vào lớp 10 THPT của Hà Nội năm nay có 2 phần. Trong đó, phần 1 (7 điểm) với 4 câu hỏi nhỏ, xoay quanh một trích đoạn trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.

Phần 2 (3 điểm) cho một đoạn thơ trong bài “Nói với con” của nhà thơ Y Phương với 3 câu hỏi nhỏ. Phần nghị luận xã hội nằm trong phần này với yêu cầu trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về cội nguồn của mỗi con người, qua đó, thấy được trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tình hình đất nước hiện nay.

Rất nhiều thí sinh cho biết đã làm khá tốt câu hỏi nghị luận này, đồng thời, cho rằng, đây là phần mình thấy hứng thú nhất trong toàn bộ bài làm.

Thí sinh Bùi Công Duy (học sinh Trường THCS Lê Ngọc Hân) cho biết đã khá lo lắng khi bước vào phòng thi môn Ngữ văn, cho đến khi được cầm đề thi trên tay.

 Duy nhận định, đề thi năm nay không khó, rất vừa sức và các kiến thức đều đã được các thầy cô ôn luyện khá kỹ. Đặc biệt, câu hỏi về lòng yêu nước, em đã rất hài lòng khi liên hệ được vấn đề thời sự biển đảo vào bài làm. Em tự tin được điểm 7 - 8 với môn thi đầu tiên này.

Hoàn thành hết bài thi nhưng Ngọc Diệp, học sinh Trường THCS Nguyễn Du không thực sự hài lòng với bài làm. Diệp cho biết, dù đề thi không hề bất ngờ nhưng câu hỏi 7 điểm khá khó. 

Em đã rất cố gắng để có thể làm trọn vẹn 4 câu hỏi trong phần này. Diệp thấy tiếc vì phần nghị luận xã hội, câu hỏi liên quan đến lòng yêu nước em làm khá “thăng hoa” nhưng điểm số phần này lại không cao.

Cùng với nhận định như Ngọc Diệp: Câu 7 điểm khó, phần nghị luận hay,Quỳnh Anh - học sinh Trường THCS Quỳnh Mai tỏ ra khá căng thẳng với kỳ thi này. 

Em phân tích, mình làm được bài thì các bạn cũng làm được. Vì đây là cuộc thi có tính cạnh tranh, tuyển chọn nên đề dễ hay khó nhiều khi không thành vấn đề, vì dễ thì dễ chung. 

Diệp hy vọng mình sẽ đạt được khoảng 8 điểm Văn để cùng với môn Toán chiều nay, cũng với số điểm này, em có thể có hy vọng được vào học tại trường mình yêu thích.

Cạnh tranh căng thẳng

Hoàn toàn trái ngược với không khí kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra cách đây trên 2 tuần, không khí kỳ tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội nóng bỏng hơn nhiều.

Tại Hội đồng thi Trường THPT Việt Đức, cha mẹ học sinh đứng kín cổng trường. Gương mặt ai cũng căng thẳng, lo lắng. Nhiều người cho biết, không chỉ con mà bản thân cũng mất ăn mất ngủ trước kỳ thi.

Chị Nguyễn Thị Ánh Tuyết (Hoàng Mai, Hà Nội) chờ con từ 7h30 sáng, chai nước mua còn nguyên nắp chưa kịp uống. Chị tâm sự: Tôi hồi hộp một, có lẽ các con lo lắng mười. Cả tháng nay, cháu ôn thi miệt mài, lịch học kín mít. Nhiều đêm nhìn con không dám ngủ, tay cầm quyển sách mà thương rơi nước mắt.

Cũng có con thi vào Trường THPT Việt Đức, một phụ huynh ở quận Hai Bà Trưng cho biết: Kỳ thi này căng thẳng hơn thi tốt nghiệp rất nhiều lần. Vì thi tốt nghiệp không hề cạnh tranh, chỉ cần cố gắng đỗ.

Nhưng kỳ thi này, tỷ lệ “chọi” không hề thấp. Ví như, Trường THPT Việt Đức năm nay, chỉ tiêu chỉ 800 nhưng có đến 1.200 - 1.300 hồ sơ dự thi. Nếu không được vào trường, các con coi như mất một cơ hội lớn, có khi phải vào học dân lập. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai các cháu.

Chiều nay, các thí sinh bước vào môn thi Toán. Thí sinh có nguyện vọng đăng ký dự thi vào các lớp chuyên sẽ thi thêm môn ngoại ngữ và các môn chuyên tương ứng với nguyện vọng vào những ngày tiếp theo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.