Học sinh Đức bỏ học ngày càng tăng

GD&TĐ - So với các nước châu Âu khác, số lượng thanh niên không có bằng tốt nghiệp phổ thông hoặc chứng chỉ nghề nghiệp đặc biệt cao.

Ngày càng nhiều học sinh Đức bỏ học.
Ngày càng nhiều học sinh Đức bỏ học.

Điều này đã trở thành vấn đề lớn của quốc gia.

Tìm việc làm ở Đức khá nhanh chóng do nhu cầu về công nhân lành nghề vượt xa số lượng người nộp đơn, trong đó lớn nhất là y tế, xây dựng, công nghệ thông tin, giáo viên... Tuy nhiên, kết quả này phản ánh thực tế rằng nhiều thanh niên Đức không có bằng cấp để đáp ứng nhu cầu việc làm ngày càng cao.

Hàng năm, Văn phòng Thống kê châu Âu (Eurostat) thu thập dữ liệu về số lượng thanh niên trong độ tuổi từ 18 - 24 ở các nước châu Âu không hoàn thành chương trình phổ thông hoặc đào tạo nghề. Năm 2022, tỷ lệ này ở Đức là 12,2%, đứng thứ 4 từ dưới lên. Số liệu thống kê bỏ học cũng bao gồm những người chưa hoàn thành chương trình học bắt buộc tại Đức.

Tất cả bang đều có học sinh Đức bỏ học. Chỉ riêng năm 2022, tổng số thanh niên trên toàn quốc bỏ học là 52 nghìn người.

Đầu năm 2024, khoảng 4,8 triệu người Đức nhận trợ cấp thất nghiệp, trong đó, hơn 50% chưa qua đào tạo nghề. Theo thống kê của Cơ quan Việc làm Liên bang Đức, 25% người thất nghiệp dài hạn không sở hữu bất kỳ bằng cấp nào.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Trong đó, các chuyên gia giáo dục từ lâu đã chỉ trích hệ thống giáo dục quốc gia vì bỏ bê người trẻ. Tỷ lệ thiếu giáo viên ở Đức ngày một cao còn cơ sở vật chất, trang thiết bị xuống cấp nghiêm trọng khiến trường học không còn là nơi lý tưởng đối với thanh niên.

Mặt khác, thành tích học tập giảm sút do trường học đóng cửa trong đại dịch Coivd-19. Điều đó khoét sâu hơn bất bình đẳng đã tồn tại nhiều năm trong ngành.

Một trong những nguyên nhân nổi cộm cho tình trạng thanh niên bỏ học là thiếu giáo viên. Hiện nay, Đức thiếu 14 nghìn giáo viên và con số này dự đoán tăng trong những năm tới. Ước tính đến năm 2035, Đức thiếu 56 nghìn giáo viên.

Thiếu giáo viên dẫn đến chất lượng giáo dục giảm, học sinh không được quan tâm và chăm sóc đầy đủ. Từ đó, các em mất hứng thú với việc học và bỏ học sớm.

Để giải quyết tình trạng trên, Chính phủ Đức đã xây dựng dự án thực tập sinh. Theo đó, học sinh trung học hoặc học viên trường nghề có thể đăng ký trở thành thực tập sinh trong các doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực.

Thời gian làm việc ba ngày một tuần. Kế hoạch nhằm giúp học sinh tìm hiểu về công việc và định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Họ cũng ý thức tốt hơn về giá trị, tầm quan trọng của việc học.

Về phía doanh nghiệp, họ có thể phát hiện và nuôi dưỡng nhiều tài năng hơn, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng ngày càng cao. Kế hoạch dự kiến áp dụng từ ngày 1/4/2024.

Bà Anja Bensinger-Stolze, thành viên Công đoàn Giáo dục và Khoa học, Đức, chia sẻ: “Ở Đức, thành công trong học tập vẫn phụ thuộc vào nền tảng xã hội. Vì vậy, trong dịch Covid-19, những học sinh không có môi trường học tại nhà bị ảnh hưởng đặc biệt. Ngoài ra, thiếu tài liệu học, đội ngũ nhân viên không đủ trình độ cũng khiến cơ hội giáo dục của thanh niên bị hạn chế”.

Theo DW

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.