Học quản lý tiền từ tuổi lên 3

Theo tiến sĩ giáo dục Nguyễn Thụy Anh, điều tưởng như vô lý này là một trong những kinh nghiệm thú vị mà các bậc phụ huynh Việt Nam có thể học từ người Do Thái.

Người Do Thái quan niệm thà cho con tiền tiêu vặt định kỳ và đặt ra quy định hạn chế chi tiêu còn hơn để nó chìa tay xin tiền phụ huynh như “ăn mày” - Ảnh: AGS BLOG
Người Do Thái quan niệm thà cho con tiền tiêu vặt định kỳ và đặt ra quy định hạn chế chi tiêu còn hơn để nó chìa tay xin tiền phụ huynh như “ăn mày” - Ảnh: AGS BLOG

12 tuổi tham gia quản lý tài sản như người trưởng thành

Tại cuộc tọa đàm về phương pháp dạy con của người Do Thái nhân dịp ra mắt cuốn sách Vô cùng tàn nhẫn - Vô cùng yêu thương của tác giả Sara Imas do Alphabooks xuất bản, các chuyên gia cho rằng các bài học quản lý tài sản gia đình được triển khai từ khi trẻ mới 3, 4 tuổi và điều đó dường như đã thành thông lệ của cả dân tộc này.

Theo tác giả Sara Imas, trẻ em Do Thái học cách quản lý tài sản trong suốt thời niên thiếu kể từ khi mới bắt đầu có khái niệm về đếm và biết những phép tính cộng trừ đơn giản. 

Cụ thể, 3 tuổi trẻ phải phân biệt được tiền giấy và tiền kim loại, nhận biết mệnh giá, 4 tuổi phải nhận thức không thể mua tất cả mọi thứ mà phải lựa chọn, lên 5 tuổi trẻ phải hiểu rõ tiền là thù lao lao động nên phải chi tiêu hợp lý.

Ở tuổi lên 6, trẻ em Do Thái đã có thể đếm được những số tiền lớn, bắt đầu học tích lũy tiền, bồi dưỡng ý thức quản lý tài sản. 

7 tuổi biết so sánh số tiền mình có với giá cả hàng hóa, biết mình có khả năng mua hàng hay không. 

8 tuổi trẻ biết thế nào là mở tài khoản, biết cách kiếm tiền tiêu vặt, 9 tuổi biết lập kế hoạch chi tiêu, biết mặc cả, mua bán. 

Khi 10 tuổi trẻ đã có khả năng tiết kiệm tiền trong sinh hoạt thường ngày để sử dụng vào những khoản chi lớn hơn. 

11 tuổi, trẻ biết cách nhận biết quảng cáo, biết thế nào là giảm giá, ưu đãi. 12 tuổi trẻ biết quý trọng đồng tiền, biết tiền không dễ kiếm được. 

Từ 12 tuổi trở lên trẻ em Do Thái đã hoàn toàn có thể tham gia các hoạt động quản lý tài sản cùng với những người trưởng thành trong xã hội.

Khuyến khích con lao động kiếm tiền tiêu vặt

Theo tiến sĩ Thụy Anh, các phụ huynh Do Thái dạy con em mình hiểu rõ mối quan hệ hữu cơ giữa tiền bạc và mua sắm và họ cho trẻ vốn riêng. 

Khác với phụ huynh Việt Nam, phụ huynh Do Thái không chủ trương cho trẻ để dành toàn bộ số tiền, ngược lại họ khuyến khích trẻ tiêu hết tiền một cách hợp lý như mua quà ăn vặt, đồ chơi hoặc quần áo mà trẻ thích. 

Sau khi chi tiêu, bố mẹ sẽ phân tích cho trẻ hiểu mua sắm như vậy là có hợp lý, cần thiết hay không. 

Từ đó rút ra kinh nghiệm gì, bài học gì. Họ quan niệm thà cho con tiền tiêu vặt định kỳ và đặt ra quy định hạn chế chi tiêu còn hơn để nó chìa tay xin tiền phụ huynh như “ăn mày”.

Tác giả Sara Imas cũng cho biết khi con cái bước vào năm học cuối cấp 1, phụ huynh Do Thái sẽ mở cho chúng một tài khoản ngân hàng độc lập và gửi vào đó một khoản tiền và có thể coi là tiền lương một tháng cha mẹ thanh toán cho trẻ. 

Việc mở tài khoản không phải vì nuông chiều con hay để đỡ phát tiền một lần cho con mà họ có mục tiêu giáo dục lớn hơn đó là quản lý tài sản. 

Họ giải thích cho trẻ hiểu nếu sắp tới con muốn có được thứ gì giá trị hơn thì bắt buộc lúc này con chỉ được mua một vài thứ thật ít tiền.

Theo tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh, ở Việt Nam nhiều phụ huynh vì lo con tiêu tiền lung tung nên đã siết chặt quản lý tiền. Điều này đã vô tình đánh mất cơ hội học cách quản lý tài chính của trẻ. 

Trong khi đó các phụ huynh Do Thái cho rằng cách làm như vậy sẽ khiến cho trẻ có thói quen xin tiền cha mẹ, đến khi có tiền chúng sẽ mau chóng tiêu hết và thiếu ý thức lập kế hoạch chi tiêu.

Ngoài việc dạy con sử dụng tiền một cách khoa học từ 8, 9 tuổi, phụ huynh Do Thái còn khuyến khích con lao động để kiếm tiền tiêu vặt.

 Nguyên tắc ở đây là để từ nhỏ trẻ đã phải hiểu rằng trên thế giới không có gì cho không mà đó là những thứ được đền đáp từ những gì mà trẻ cống hiến cho xã hội.

Theo Thanhnien.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...