Học nghề theo trình độ: Chủ yếu vẫn chọn đại học

GD&TĐ - Theo khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM (Falmy) trong năm 2017, với sự tham gia của 38.139 học sinh, về nhu cầu chọn nghề cho thấy, sự mất cân đối cung - cầu vẫn thể hiện rõ nét: Trong khi thị trường lao động khát nhân lực có trình độ tay nghề, thì số đông học sinh tập trung chủ yếu vẫn chọn đại học.

Học nghề theo trình độ: Chủ yếu vẫn chọn đại học

Tăng nhu cầu nhân lực ngành kỹ thuật công nghệ

Nhu cầu chọn nghề nhóm ngành Kỹ thuật công nghệ chiếm 30,48% tập trung chủ yếu ở các ngành: Cơ khí - Tự động hóa; Điện tử - Cơ điện tử; Công nghệ thông tin; Công nghệ thực phẩm; Kiến trúc - Kỹ thuật công trình xây dựng; Nhóm ngành Kinh doanh dịch vụ chiếm 19,21% tập trung ở các ngành: Marketing - Quan hệ công chúng, Y dược - Chăm sóc sức khỏe, Dịch vụ du lịch - Nhà hàng - Khách sạn, Biên phiên dịch, Truyền thông - Quảng cáo - Thiết kế đồ họa;

Nhóm ngành Khoa học xã hội: Chiếm 15,87% tập trung ở các ngành Giáo dục - Đào tạo; Luật - Pháp lý; Xã hội học - Tâm lý học - Nhân văn; Công tác Đảng - Đoàn thể; Nhóm ngành Hành chính quản lý: Chiếm 10,23% tập trung ở các ngành: Quản trị văn phòng, Quản trị nhân lực, Quản lý nhà nước; Nhóm ngành Kinh tế - Tài chính: Chiếm 20,46% tập trung ở các ngành: Tài chính - Tín dụng - Ngân hàng, Kế toán - Kiểm toán.

Cũng theo báo cáo của Falmy, nhu cầu tuyển dụng lao động theo trình độ năm 2017 tại TPHCM cụ thể: Lao động chưa qua đào tạo chiếm 32,09%: Nhu cầu tuyển dụng tập trung ở các nhóm ngành nghề như: Kinh doanh - Bán hàng, Dệt may - Giày da, Dịch vụ du lịch - Nhà hàng - Khách sạn, Vận tải - Kho bãi - Xuất nhập khẩu…;

Và các vị trí lao động mang tính chất thời vụ - bán thời gian; sơ cấp nghề, CNKT lành nghề chiếm 22,65%: Nhu cầu tuyển dụng tập trung ở các nhóm ngành như Cơ khí - Tự động hóa, Dệt may - Giày da, Dịch vụ phục vụ…; trung cấp chiếm 18,03%: nhu cầu tuyển dụng tập trung ở các nhóm ngành như Kinh doanh, Bất động sản, Cơ khí tự động hóa, Dịch vụ thông tin tư vấn - Chăm sóc khách hàng, Công nghệ thông tin…; cao đẳng - đại học - trên đại học chiếm 27,23% tuyển dụng nhiều ở các nhóm ngành như: Kế toán - Kiểm toán, Kinh doanh - Bán hàng, Công nghệ Thông tin, Cơ khí - Tự động hóa, Quản lý điều hành, Kiến trúc - Kỹ thuật công trình xây dựng, Hành chính văn phòng…

Hơn 80% chọn học đại học

Nhu cầu chọn nghề theo trình độ đào tạo của học sinh năm 2017 chủ yếu vẫn chọn đại học, tập trung chủ yếu ở trình độ đại học chiếm 80,90%, cao đẳng chiếm 12,80%, trung cấp chiếm 5,43%.

Ngoài ra, lượng học sinh có nguyện vọng du học chiếm 0,87%. Nhu cầu về việc làm của sinh viên, người lao động từ các tỉnh, thành phố khác đến TP Hồ Chí Minh tiếp tục chiếm tỷ lệ cao trên 70% trong tổng số người tìm việc thường xuyên.

Theo Giám đốc Falmy, bà Trần Thị Anh Đào: Năm 2017, thị trường lao động tiếp tục phát triển theo chiều hướng đổi mới công nghệ, nâng cao quản lý; phát triển quy mô sản xuất kinh doanh, quy mô doanh nghiệp tạo nhiều chỗ làm mới thu hút lao động với nhiều ngành nghề đa dạng, đặc biệt nhu cầu việc làm chất lượng cao. Tuy vậy, một số nhóm ngành nghề tiếp tục biểu hiện rõ nét sự chưa tương xứng giữa cung - cầu.

Năm 2018, thị trường lao động TPHCM phát triển với yêu cầu tăng cường nhanh nguồn nhân lực có trình độ cao, có kiến thức kỹ năng về khoa học, công nghệ, quản lý, sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, hạn chế về phát triển thị trường lao động thành phố vẫn chưa đồng bộ, còn thể hiện sự chênh lệch cung - cầu lao động về số lượng; đặc biệt chất lượng chưa phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập. Nghịch lý ở đây, TPHCM đang rất thừa lao động, nhưng lại thiếu nhân lực có trình độ cao cho những ngành nghề nằm trong định hướng phát triển.

Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong thị trường lao động TPHCM năm 2017 thể hiện giữa nhu cầu lao động chất lượng cao, lao động có trình độ chuyên môn cao và lực lượng lao động có trình độ trên
đại học, đại học, cao đẳng còn thiếu kinh nghiệm - kỹ năng và ngoại ngữ. 
Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong thị trường lao động TPHCM năm 2017 thể hiện giữa nhu cầu lao động chất lượng cao, lao động có trình độ chuyên môn cao và lực lượng lao động có trình độ trên đại học, đại học, cao đẳng còn thiếu kinh nghiệm - kỹ năng và ngoại ngữ.
Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong thị trường lao động TPHCM năm 2017 thể hiện giữa nhu cầu lao động chất lượng cao, lao động có trình độ chuyên môn cao và lực lượng lao động có trình độ trên đại học, đại học, cao đẳng còn thiếu kinh nghiệm - kỹ năng và ngoại ngữ.
Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong thị trường lao động TPHCM năm 2017 thể hiện giữa nhu cầu lao động chất lượng cao, lao động có trình độ chuyên môn cao và lực lượng lao động có trình độ trên đại học, đại học, cao đẳng còn thiếu kinh nghiệm - kỹ năng và ngoại ng

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ