Học ngành Tôn giáo học đăng ký tuyển sinh tại đâu?

GD&TĐ - Trường ĐH KHXH&NV(ĐHQG TPHCM) chính thức được tuyển sinh ngành Tôn giáo học, bắt đầu từ năm học này.

Trường ĐH KHXH&NV(ĐHQG TPHCM) chính thức tuyển sinh cử nhân Tôn giáo học
Trường ĐH KHXH&NV(ĐHQG TPHCM) chính thức tuyển sinh cử nhân Tôn giáo học

Nhằm cung cấp nguồn nhân lực cho công tác nghiên cứu, giảng dạy tôn giáo, quản lý văn hóa và truyền thông tôn giáo, ngày 17/2/2021, Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV(ĐHQG TPHCM) PGS.TS Ngô Thị Phương Lan đã ký  Quyết định số 123/QG-XHNV-TCCB thành lập Bộ môn Nhân học -Tôn giáo thuộc Khoa Nhân học. 

Sau thời gian chuẩn bị và triển khai các điều kiện đào tạo, tuyển sinh, Bộ môn Nhân học -Tôn giáo thuộc Khoa Nhân học chính thức mở và đào tạo ngành Tôn giáo học hệ đại học chính quy năm học 2021-2022 với mã ngành 7229009.

Mục tiêu đào tạo của ngành Tôn giáo học là cung cấp cho người học những kiến thức liên ngành toàn diện và chuyên sâu về tôn giáo, tín ngưỡng trong nước và trên thế giới; hình thành các kỹ năng vận dụng các hệ giá trị tôn giáo vào trong đời sống cá nhân và xã hội.

Sinh viên theo học ngành Tôn giáo học trong thời gian từ 3,5 - 6 năm và được cấp bằng cử nhân Tôn giáo học. Bộ môn Nhân học Tôn giáo dự kiến mỗi năm sẽ tuyển 60 sinh viên, tối thiểu 30 sinh viên.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Tôn giáo học có thể đảm nhận các vị trí như giảng dạy tôn giáo;  nghiên cứu tôn giáo tại các trường, viện, các trung tâm, các tổ chức tôn giáo; chuyên trách công tác tôn giáo ở các quận, huyện, sở, các ban ngành trung ương; phóng viên, biên tập viên về tôn giáo và hoạt động tôn giáo; công tác tại các công ty du lịch liên quan văn hóa tâm linh…

Về đối tượng tuyển sinh: Trường sẽ áp dụng quy chế tuyển sinh đại học chính quy dựa trên kết quả kỳ thi THPT, kết quả kỳ thi năng lực của ĐHQG TPHCM; xét tuyển thẳng học sinh giỏi cấp quốc gia theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Tổ hợp môn xét tuyển ngành Tôn giáo học, gồm: Toán – Ngữ văn – Tiếng Anh; Ngữ văn – Lịch sử – Tiếng Anh; Ngữ văn – Địa lý – Tiếng Anh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ