Học kiểu STEM ở bảo tàng

GD&TĐ - Bằng không gian sinh động và đậm màu sắc thực tế từ Bảo tàng chứng tích chiến tranh TPHCM, các nhóm HS Trường THPT Lê Quý Đôn, Q.3, TPHCM đã thực hiện thành công chuyên đề báo cáo kết quả thực hiện dạy học theo định hướng giáo dục STEM các bộ môn Lịch sử, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Ngoại ngữ.

Khách tham quan bảo tàng dừng lại xem mô hình “Mỗi chữ ký mỗi thông điệp yêu thương”
Khách tham quan bảo tàng dừng lại xem mô hình “Mỗi chữ ký mỗi thông điệp yêu thương”

Ông Châu Phước Hiệp - Phó giám đốc Bảo tàng chứng tích chiến tranh TPHCM - người đã nhiệt tình tham dự từ đầu đến cuối hoạt động của thầy trò Trường THPT Lê Quý Đôn - đánh giá, có thể coi chuyên đề báo cáo kết quả thực hiện dạy học theo định hướng giáo dục STEM là chuyên đề “5 trong 1” vì không chỉ HS mà tất cả mọi người tham dự đã học được nhiều điều bổ ích từ lần thực hiện đầu tiên này cho 5 môn học.

Bảo tàng “chạm ngõ” với stem

Trước buổi khai mạc 30 phút, các nhóm “sự kiện” trong ban tổ chức đã có mặt đầy đủ để tạo nên một không gian học tập mới lạ ngay giữa trung tâm bảo tàng mà trước đây chỉ có trong sân trường quen thuộc. Nếu ngày hôm qua khách tham quan đến đây chiêm ngưỡng các áp phich, tờ rơi do hướng dẫn viên của bảo tàng phát thì hôm nay các “mô hình” triển lãm đó chính là sản phẩm của các nhóm HS tham gia thực hiện chuyên đề.

Cầm trong tay những tờ rơi, khách dự thật sự ngạc nhiên bởi sự chuyên nghiệp về nội dung cũng như hình thức mà sản phẩm do các em thiết kế. Nếu STEM bộ môn Sinh học có tờ rơi “Các chất độc sử dụng trong chiến tranh Việt Nam” của lớp 12B rất chi tiết thì nội dung thông tin trên tờ rơi, “Chứng tích da cam” của lớp 12D3 giúp HS tìm hiểu cụ thể hơn về chất Đioxin và hậu quả ghê gớm của nó đối với sự hủy diệt cuộc sống con người.

Trong lúc đó, đứng ở góc nhìn lịch sử, lớp 12D1 lại “tung” ra sản phẩm bằng giấy với chủ đề “Chiến tranh Việt Nam - Những sự thật lịch sử” để ghi lại 6 mốc thời gian đáng nhớ trong 21 năm chiến tranh. Với slogan “Yêu thương là phép màu diệu kỳ chữa lành bao nỗi đau”, các lớp 12D1, 12B, 12D2, 12Da2 quyết định dùng tông màu xanh để thiết kế tờ rơi “Mầm xanh mong tình yêu thương” với mong muốn những vết đau về chiến tranh mau lành sẹo trên nền tảng khách quan, trung thực, công lý, tình thương. Ngay từ những công việc đầu tiên, bài học về lòng căm thù, về giá trị hòa bình đã được các em cảm nhận không phải bằng lời thuyết giảng vô hồn trên bục giảng mà được bồi đắp dần qua các công đoạn HS thực hiện sản phẩm của nhóm mình.

Sáng tạo trong thiết kế tờ rơi, các nhóm HS không chỉ dừng lại ở đó. Trước cổng ra vào các em còn đặt một “bức trướng” đầy tình nhân văn xin chữ ký của mọi người với lời nhắn gửi mang theo là: “Mỗi chứ ký mỗi thông điệp yêu thương”. Hàng chục trái tim nhỏ dần được lấp đầy để tạo thành một quả tim lớn chính là vòng tay bè bạn kết nối lòng nhân ái đối với các nạn nhân chất độc da cam. Bài học về lòng bao dung, tình yêu thương, lòng nhân ái đã được hiển hiện trong mỗi sản phẩm do các em sáng tạo nên.

Học sinh tham quan bảo tàng

Học sinh tham quan bảo tàng

“5 trong 1”

Tuy chưa phải là cách làm sinh động nhất trong hôm đó nhưng cuộc tọa đàm trao đổi với nhau dưới hình thức talk show lại gây ấn tượng mạnh và thể hiện đẳng cấp của chuyên đề. Các thành viên tham dự không chỉ đại diện cho từng nhóm mà còn là tiếng nói của mỗi bộ môn khi trình bày các “dự án con” của chuyên đề.

Thu thập số liệu, hình ảnh và dựng nội dung dưới sự hướng dẫn của GV bộ môn Nguyễn Viết Đăng Du và nhân viên bảo tàng, nhóm Lịch sử đã có thêm điều kiện học thuộc bài về diễn biến, nguyên nhân và ý nghĩa các sự kiện và thắng lợi của Việt Nam trong Chiến tranh đặc biệt, Chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ.

Là thành viên tham gia của nhóm, Thảo Minh có thêm cơ hội hiểu hơn những giá trị các hiện vật trong bảo tàng. Các tài liệu mà nhân viên ở đây cung cấp sẽ có thêm nguồn tư liệu quý cho ôn tập và thi cử trong năm cuối. Với nhóm Hóa học, các bạn đã có thêm dịp tốt vào “phòng thí nghiệm” không phải ở nhà trường mà ở ngay trong bảo tàng vừa sinh động vừa hữu ích.

Điều mà 2 HS Bảo Ngọc và Hoàng Kim tâm đắc không chỉ là sản phẩm của mình mà là niềm đam mê nghiên cứu cách khắc phục tốt nhất hậu quả Đioxin. Sản phẩm đã chạm đến cảm xúc của mọi người là video clip mà các em phỏng vấn với anh Nguyễn Đức (cặp song sinh Việt - Đức trước đây) cũng là một trong những nạn nhân của chất độc da cam do chiến tranh để lại.

Với talk show được các em sử dụng bằng tiếng Việt và tiếng Anh, môn học Ngoại ngữ được lên ngôi để phát huy tác dụng. Có thể coi tiếng Anh vừa là công cụ vừa là cầu nối để các bộ môn được hội nhập hóa mang tầm quốc tế hơn, vì thế ấn tượng nhất là các video mà HS đã gặp một số du khách nước ngoài phỏng vấn khi đến với bảo tàng chứng tích chiến tranh. Đúng như bài học mà Bảo Hân đã “vỡ” ra về tác dụng bổ trợ của STEM đối với trình độ ngoại ngữ của từng thành viên. Rõ ràng 1 mũi tên mà bắn trúng được 5 mục đích.

Đối với bộ môn Văn, tính sáng tạo không chỉ dừng lại ở tờ rơi “Mầm xanh” mà còn thể hiện rõ qua bài hát “Vì sao em chết?” và hoạt cảnh “Chỉ còn lại tình yêu” do các em HS tự biên tự diễn để hướng tới giá trị nhân văn của chuyên đề. Những cái chết, từng đứa trẻ tàn tật dù chỉ là các vai diễn trên “chiếu chèo” học đường nhưng lại đem đến cho khán giả những cảm xúc lắng đọng và cao cả về giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.