Học chữ ở mái chùa tình thương

GD&TĐ - Trong các em, có em bị bố mẹ bỏ rơi từ bé; có em vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, phải lang thang tự kiếm sống từ thơ dại, có em khuyết tật bẩm sinh không thể tự chăm sóc bản thân…

Học chữ ở mái chùa tình thương

Mỗi em một hoàn cảnh, nhưng bằng cách này hay cách khác, đều lần lượt tụ về dưới mái chùa tình thương ấy, nơi không chỉ cho các em một mái ấm, mà còn được học chữ, học nghề và nhất là học làm người...

Mái ấm của những mảnh đời bất hạnh

Chùa Thanh Sơn, nằm bên đầm Thủy Triều (Cam Hải Đông, Cam Ranh, Khánh Hòa) gần 20 năm trước, vốn chỉ là một ngôi chùa bỏ hoang cũ nát, thế nhưng chỉ sau chừng ấy thời gian, nơi đây đã trở thành mái ấm cho những mảnh đời nhỏ bé bất hạnh.

Theo yêu cầu của người dân, giáo hội Phật giáo đã bổ nhiệm thầy Thanh Quang về làm trụ trì ở chùa từ năm 1996. Sư thầy Thích Thanh Quang đã đón những đứa trẻ đầu tiên về đây khi sư thầy không cầm lòng khi thấy cảnh hàng ngày các em lang thang trên đường phố, đêm về vạ vật ngủ ngoài hè, trong nhà ga, trên những cái sạp ở chợ với  bao hiểm nguy rình rập…

Gặp những đứa trẻ lang thang, mồ côi, vô thừa nhận, ăn xin…, bà con đưa chúng đến chùa. Nhiều em sau khi trải qua những tháng ngày bơ vơ trên đường phố đã kéo nhau về đây xin tá túc như chốn dung thân.

Đại đức Thích Thanh Quang, trụ trì chùa Thanh Sơn cho biết: “Trên những nẻo đường khất thực, tôi đã gặp và thu nhận 107 em nhỏ, có người khuyết tật, có người lành lặn, có ấu nam, ấu nữ. Nhưng tất cả các em đều lớn lên như bao người bình thường. Tôi đã làm tất cả cho các em và mong các em có tương lai tốt đẹp nhất!”.

Hiện “dân số” của chùa lên tới 134 người, gồm cả trẻ em và người già, tàn tật. Đại đức Thích Thanh Quang chia sẻ, để đảm bảo bữa ăn cho những con người nơi đây, một bữa cơm chùa có khi phải dùng đến hơn 13 kg gạo, các em lúc nhỏ và lúc lớn, lượng lương thực tiếp nhận đều khác nhau, nên dù chùa không lớn lắm, nhưng những người phụ trách nấu nướng đều rất vất vả. Họ luân phiên nhau vào bếp, mỗi ngày vài người. Ngôi chùa là nơi cư trú của một đại gia đình, mọi người đều là thân thiết.

Chùa Thanh Sơn đã có những sinh viên đại học y dược, khoa học tự nhiên, năm cuối. Trẻ em nhà chùa nuôi dưỡng đến tuổi đều được đi học, nếu các em học lên cao hơn, nhà chùa vẫn xin tài trợ cho các em. Điều đáng quý chính là các em khi lớn lên đều trưởng thành, là người có học, không hư hỏng.

Nhà chùa thành... nhà trường

Hơn 107 học sinh hiện nhà chùa đang nuôi dưỡng đều có kết quả học tập khá, giỏi. Các em đều trưởng thành với thể trạng tốt, trừ những em bị khuyết tật bẩm sinh, bệnh kinh niên.

Với những em nhỏ, sự chăm sóc trong lúc ốm đau, thực sự là điều không hề dễ dàng. Sư Thanh Nguyên, chùa Thanh Sơn cho biết: “Các em đều được nhà chùa nuôi dưỡng đến cùng với ước mong thành đạt, nên người, nhà chùa hoàn toàn vì tương lai các em!”.

Ngày bình thường, nếu ghé thăm chùa Thanh Sơn sẽ rất khó gặp các em nhỏ trong chùa, vì các em phải học hành và tụng niệm pháp kinh. Sau khi rời trường trở về chùa, các em được tự do vui chơi khắp mọi nơi, nhưng không được vi phạm giáo điều pháp lý, ngoài ra, vì có đầm Thủy Triều ngay trước mặt nên phải cẩn thận để tránh đuối nước.

“Các em ở đây ít học thêm lắm, dù vậy, vẫn đạt thành tích khá giỏi, nhiều em đã đỗ đạt cao. Trong cuộc sống các em vẫn chăm ngoan, nghe lời thầy cô và sư phụ trong chùa. Chúng tôi thấy chỉ cần cho các em học tốt chương trình ở trường là đủ rồi, nếu các em có nhu cầu học thêm, chúng tôi vẫn cung cấp cho các em kinh phí để theo học. Tất cả các em đều được bình đẳng trong việc học hành” - một sư thầy cho biết như vậy.

Những đứa trẻ được đưa đến đây đã tìm được bến đỗ bình yên cho chính mình. Có đứa trẻ đã 15 tuổi nhưng chỉ mới học hết lớp 6, có người nhà nghèo không biết chữ, vào chùa học mới biết chữ, lại có người vào chùa từ khi mới lọt lòng, bị bỏ rơi, không người nuôi nấng. Tình người đã níu kéo tất cả những con người ấy.

Trường hợp Chế Trung Chỉnh, pháp danh Trừng Tuân, được nhiều người nhắc đến. Hồi ấy Chỉnh đến chùa khi mới 14 tuổi, đang học dở lớp 3. Chỉnh bị khuyết tật hai chân, nhờ có nhà chùa chăm lo, chạy chữa nên đã đi đứng lại bình thường. Hay như trường hợp của Vũ Tiến Trình, quê tại Ninh Hòa - Khánh Hòa, có cha mẹ chết trong tai nạn giao thông, sau hơn 10 năm tu học trong chùa đã tốt nghiệp đại học kiến trúc TP Hồ Chí Minh và trở thành một kĩ sư có tiếng.

Với sự tài trợ của Công ty Khánh Việt, những trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, sau khi học xong chương trình phổ thông sẽ được nhận vào công ty làm việc. Sư thầy Thích Thanh Quang hồ hởi cho biết: “Nhà chùa rất mong mỏi năm mới các em học hành thành công hơn, tiến xa hơn và có nhiều thành tích tốt, là con ngoan trò giỏi!”.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.