Hoạt động ngoại khóa: Nhất cử lưỡng tiện

GD&TĐ - Ngoại khóa là một hoạt động trải nghiệm “nhất cử lưỡng tiện”. Tuy nhiên, để hoạt động ngoại khóa đạt hiệu quả cao, hệ thống lại được toàn bộ những kiến thức học sinh được học trong chương trình chính khóa không phải một chuyện dễ dàng.

Học sinh Trường tiểu học Chu Văn An, tp Cao Lãnh tham gia hoạt động trải nghiệm tại TP Hồ Chí Minh
Học sinh Trường tiểu học Chu Văn An, tp Cao Lãnh tham gia hoạt động trải nghiệm tại TP Hồ Chí Minh

Trong nhiều năm qua, hoạt động ngoại khóa là một trong những hoạt động không thể thiếu trong trường phổ thông; luôn đồng hành cùng hoạt động chính khoá góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Mục đích của hoạt động ngoại khoá luôn được thể hiện rất rõ; nhưng khi thực hiện thì kế hoạch thường không chỉnh chu, hoàn hảo; không có các bước chuẩn bị cụ thể để thực hiện các hoạt động, thiếu một số nội dung cơ bản,…

Thiếu sót khiến hoạt động ngoại khóa giảm hiệu quả

Khi tổ chức những buổi ngoại khóa, giáo viên thường chỉ nhằm vào một mục đích, một yêu cầu nào đó. Chẳng hạn: Tổ chức cho các em đi viếng lăng, chúng ta chỉ nhằm vào mục đích giáo dục tư tưởng, giúp HS hiểu biết thêm về nhân vật lịch sử, về truyền thống của dân tộc,…

Hoặc tổ chức cho HS đi tham quan thắng cảnh, giáo viên thường chỉ nhằm mục tiêu cho các em vui chơi giải trí,…

Theo tôi những mục tiêu đó chưa đủ. Điều cần đạt được là các em đã nhận được gì từ chuyến ngoại khoá ấy. Mỗi hoạt động, học sinh có vận dụng và vận dụng linh hoạt, sáng tạo kiến thức đã học vào trải nghiệm thực tiễn chưa? Điều cần thiết nhất là thông qua đó các em rèn luyện được kiến thức và kĩ năng.

Về kiến thức: Bên cạnh kiến thức mà mục tiêu của buổi sinh hoạt đề ra, còn cần giúp học sinh hệ thống lại kiến thức về tiếng Việt, Toán học, tự nhiên xã hội,… mà học sinh được học ở chương trình chính khóa.

Về kỹ năng: Giúp học sinh có được kĩ năng giao tiếp, lưu ý điều chỉnh những hành vi ngôn ngữ, hành vi giao tiếp, bản lĩnh, tự tin, hoà đồng, biết tổ chức sắp xếp khi tham gia hoạt động tập thể...

Học sinh được rèn luyện kĩ năng trong các buổi hoạt động ngoại khóa.

Học sinh được rèn luyện kĩ năng trong các buổi hoạt động ngoại khóa.

Cần định hình và định hướng cho học sinh trước khi trải nghiệm

Tôi xin đơn cử một buổi ngoại khoá: chuyến tham quan cho học sinh trong năm học mà dường như trường nào cũng tổ chức. Kế hoạch của chuyến tham quan đã được nhà trường vạch ra và ấn định ngày thực hiện, thông báo xuống từng lớp, từng học sinh.

Lúc này thường giáo viên chỉ tập trung vào sắp xếp nhân sự phụ trách, lựa chọn đối tượng học sinh tham gia, sinh hoạt một số vấn đề cần thiết cho chuyến đi,…nhìn chung là chuẩn bị cho chuyến đi cũng rất cẩn thận.

Nhưng điều cần trang bị cho học sinh thì dường như chưa được tập trung thực hiện.

Vậy muốn đạt được mục tiêu như mong đợi, thầy cô cần cung cấp một hệ thống câu hỏi để định hình và định hướng cho các em.

Nơi các em đến (địa chỉ cụ thể) là nơi nào? Nơi đó có những gì? Các em đi đến đó mục đích để làm gì? Các em sẽ được tham gia những nội dung nào? Những gì cần chuẩn bị trước khi đi? Đến địa điểm sinh hoạt, các em cần phải chủ động quan sát, ghi nhận ra sao? Và thể hiện như thế nào?

Chuyến tham quan các em được rèn luyện, ôn tập và củng cố những kiến thức gì?,… Khi quay trở về sẽ kể lại cho người thân nghe thì trình tự kể bắt đầu từ đâu?,...

Khi các em trả lời được những câu hỏi ấy tức hoạt động ngoại khoá tổ chức đã rất thành công.

Học sinh hào hứng khám phá trong các giờ ngoại khóa.
Học sinh hào hứng khám phá trong các giờ ngoại khóa.

Kích hoạt sự tò mò, khám phá

Sau khi nhận được thông tin, giáo viên chủ nhiệm cần cố gắng trang bị và hệ thống lại kiến thức cho học sinh. Điều này tưởng phức tạp, nhưng thực hiện không khó.

Giáo viên chỉ cần dành khoảng 10 hoặc15 phút hay nửa tiếng để trao đổi với học sinh về chuyến tham quan.

Sau khi chọn nhân sự xong, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, trả lời những câu hỏi trên. Khi thảo luận các em không chỉ được ôn lại kiến thức mà còn được kích thích sự ham muốn, tò mò và mong đợi được khám phá.

Cũng thông qua hoạt động trao đổi thảo luận này, giáo viên giúp học sinh có được sự chia sẻ từ bạn bè, thắt chặt tình cảm, nâng cao tinh thần đoàn kết lớp học. Các em biết quan tâm lẫn nhau, hứng thú hơn trong học tập, cuộc sống.

Trong quá trình di chuyển từ nơi này đến nơi khác, giáo viên nhất thiết phải là một quản trò, là một hướng dẫn viên giải thích cho học sinh những điều mà mình cho là kiến thức cần ôn để các em hiểu.

Chẳng hạn: Đi trên đường gặp cây dừa nước - mặc dù trong chương trình tiểu học có nhắc đến nhưng chưa chắc tất cả học sinh được nhìn thấy trong thực tế - người quản trò cần giới thiệu để học sinh em biết và chỉ các em cách quan sát; hỏi thêm về công dụng của nó, rồi so sánh nó với cây dừa ta, dừa xiêm ở quê nhà,…

Tại điểm diễn ra hoạt động ngoại khoá, cần tổ chức và sắp xếp học sinh tham gia các hoạt động theo một trình tự hợp lí. Làm như thế, các em giữ được trật tự và ghi nhận được kết quả một cách đầy đủ, đạt yêu cầu.

Sau mỗi một hoạt động, cần dành một thời gian hợp lí để vài em trình bày lại những kết quả mình đã được quan sát, học tập, rèn luyện hay được vận dụng kiến thức vào thực tiễn,…

Giáo viên theo dõi để điều chỉnh khi học sinh trình bày chưa đúng, giúp đỡ khi các em thực hiện còn chưa đạt và ra quyết định đánh giá kết quả việc thực hiện trải nghiệm. Việc làm này rất quan trọng và cần thiết. Nó quyết định sự thành công rất cao của chuyến đi.

Chính vì vậy lời góp ý, giúp đỡ, nhận xét, đánh giá của giáo viên cần chuẩn sát, thái độ đúng mực, hài hoà xen lẫn tính hài hước của người quản trò để kích hoạt tính năng động, vận dụng sáng tạo của học sinh.

Một hoạt động ngoại khoá lớn hay nhỏ, thời gian nhiều hay ít để trải nghiệm đều rất cần đến một kế hoạch chỉnh chu hoàn hảo; đều cần thực hiện đầy đủ và tốt nhất những điều cơ bản để mục đích cuối cùng cần đạt không chỉ giúp học sinh được vui chơi, giải trí mà các em còn được ôn tập kiến thức, được rèn luyện nhiều kĩ năng. Đặc biệt, học sinh được hoàn thiện thái độ, cử chỉ giao tiếp, bồi dưỡng được tình cảm bạn bè, tình yêu quê hương, đất nước… từ đó có được những định hướng tốt trong tương lai.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.