Theo đó, yêu cầu việc tổ chức các hoạt động đầu năm học phải phù hợp với điều kiện của từng nhà trường, đặc điểm tâm sinh lý học sinh và gắn với thực tế địa phương; thực sự có tác dụng, hiệu quả đối với học sinh, đặc biệt là học sinh đầu cấp học; tạo được niềm tin cho học sinh và không khí vui tươi, phấn khởi trong nhà trường; tránh việc tổ chức máy móc, hời hợt, qua loa hoặc nặng nề, hình thức gây quá tải cho học sinh.
Các hoạt động cần phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự quản của học sinh, gắn với các hoạt động chung đầu năm học của nhà trường, tạo ra phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, các cuộc vận động, nhằm thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua của ngành và địa phương. Các hoạt động đồng thời phải đảm bảo phù hợp với môi trường văn hóa của mỗi nhà trường đã xây dựng.
Các đơn vị tuỳ theo điều kiện và đối tượng học sinh để tổ chức các hoạt động đầu năm học đảm bảo mục đích và yêu cầu, trong đó tập trung vào một số nội dung: Tổ chức đón học sinh đầu cấp học; giáo dục học sinh nền nếp, kỷ luật, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường;
Sở GD&ĐT yêu cầu Trưởng Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở GD&DT xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức việc triển khai các hoạt động đầu năm học ở tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn ngay sau khi học sinh tựu trường cùng với việc thực hiện chương trình các môn học đảm bảo mục đích yêu cầu, thiết thực, phù hợp với thực tiễn địa phương, đơn vị.
Có thể biên soạn tài liệu, các nội dung cần phổ biến, tìm hiểu để tuyên truyền phổ biến đến học sinh, cha mẹ học sinh đồng thời làm tài liệu để hướng dẫn học sinh trong học tập và sinh hoạt.
Quán triệt, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong, Ban đại diện cha mẹ học sinh; tranh thủ sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể địa phương để tổ chức các hoạt động có hiệu quả.