Hoạt động công đoàn thiết thực hiệu quả, tạo hiệu ứng tốt trong đội ngũ nhà giáo

GD&TĐ - Ngày 21/1, Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động công đoàn học kỳ I, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm học kỳ II năm học 2021-2022.

Quang cảnh hội nghị
Quang cảnh hội nghị

Hội nghị được tổ chức dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại hơn 300 điểm cầu các Sở GD&ĐT và các cơ sở giáo dục trên cả nước. Dự tại điểm cầu Hà Nội có ông Nguyễn Ngọc Ân- Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, bà Nguyễn Thị Bích Hợp- Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, ông Vũ Mạnh Tiêm- Phó trưởng ban Tuyên giáo Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.

Trình bày báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Ngọc Ân- Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho biết: Trong học kỳ 1, Công đoàn Giáo dục các cấp đã bám sát nhiệm vụ trọng tâm của ngành và Công đoàn Giáo dục Việt Nam để cụ thể hóa trong kế hoạch công tác, đảm bảo sát với thực tiễn và yêu cầu đổi mới giáo dục, đổi mới hoạt động của tổ chức công đoàn.

Trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các lĩnh vực hoạt động tiếp tục được Công đoàn Giáo dục các cấp duy trì và đổi mới, sáng tạo cho phù hợp với tình hình và trạng thái bình thường mới. Hoạt động công đoàn ngày càng linh hoạt, sáng tạo, thiết thực, hướng mạnh về cơ sở, tạo hiệu ứng tốt trong đội ngũ cán bộ nhà giáo người lao động (CBNGNLĐ) và trong cộng đồng.

Đại biểu phát biểu tại hội nghị
 Đại biểu phát biểu tại hội nghị

Công tác chăm lo, hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần cho CBNGNLĐ được chú trọng. Hầu hết các đơn vị đã chủ động nắm tình hình, kịp thời động viên, hỗ trợ CBNGNLĐ có khó khăn trong đời sống, việc làm, bệnh hiểm nghèo, bị ảnh hưởng do dịch bệnh, thiên tai. Công tác tuyên truyền tiếp tục đổi mới với nhiều hình thức phong phú, phát huy được sức mạnh của các kênh truyền thông, tạo sức lan tỏa trong ngành và xã hội.

Các cấp công đoàn tiếp tục đồng hành cùng chuyên môn có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các nhà trường; công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh được chú trọng.

Các phong trào thi đua, cuộc vận động và công tác thi đua, khen thưởng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khơi dậy ý chí tự lực tự cường, tinh thần sáng tạo, nỗ lực vượt khó của CBNGNLĐ, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị, của Ngành trong điều kiện khó khăn của đại dịch Covid-19.

Đại biểu tại các điểm cầu tham luận tại hội nghị
Đại biểu tại các điểm cầu tham luận tại hội nghị

Tuy nhiên, công tác công đoàn học kỳ 1 cũng gặp một số tồn tại, hạn chế như: Việc triển khai chương trình, kế hoạch hoạt động ở một số đơn vị còn khó khăn, nhiều hoạt động không thể tổ chức được như dự kiến; một số hoạt động công đoàn đôi lúc còn hình thức, số lượng đoàn viên, CBNGNLĐ tham gia ít.

Công tác tham mưu, đề xuất hỗ trợ đời sống cho CBNGNLĐ ở một số đơn vị, trường học còn chưa kịp thời, nhất là khối ngoài công lập. Một số hoạt động do công đoàn cấp trên triển khai còn chưa nhận được sự quan tâm của công đoàn cấp dưới. Phong trào thi đua, cuộc vận động, nhất là phong trào thi đua đổi mới sáng tạo trong hoạt động công đoàn ở một số đơn vị chưa hiệu quả.

Công tác thông tin, báo cáo vẫn còn nhiều hạn chế: thông tin chậm, chưa đầy đủ; nội dung báo cáo sơ sài, số liệu không khớp, thiếu tính tổng hợp; việc gửi báo cáo còn chậm so với thời hạn công đoàn cấp trên quy định...

Công đoàn Giáo dục Việt Nam tặng cờ thi đua cho các đơn vị có thành tích xuất sắc
Công đoàn Giáo dục Việt Nam tặng cờ thi đua cho các đơn vị có thành tích xuất sắc
Nhà báo Dương Thanh Hương (bên trái), Chủ tịch Công đoàn Báo Giáo dục và Thời đại đại diện nhận bằng khen cho tập thể Công đoàn Báo Giáo dục và Thời đại và Văn phòng Bộ từ Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Nguyễn Ngọc Ân (ở giữa).
Nhà báo Dương Thanh Hương (bên trái), Chủ tịch Công đoàn Báo Giáo dục và Thời đại đại diện nhận bằng khen cho tập thể Công đoàn Báo Giáo dục và Thời đại và Văn phòng Bộ từ Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Nguyễn Ngọc Ân (ở giữa).
Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Nguyễn Thị Bích Hợp tặng bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho các cá nhân
Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Nguyễn Thị Bích Hợp tặng bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho các cá nhân

Tham luận tại hội nghị, đại biểu đến từ các cơ sở giáo dục nêu một số khó khăn như: Tình hình dịch bệnh diến biến phức tạp, các nhà trường, cơ sở giáo dục hầu hết là học trực tuyến; nhiều cán bộ công đoàn và CBNGNLĐ tham gia chống dịch nên ít thời gian dành cho hoạt động công đoàn; nguồn lực dành cho tổ chức hoạt động công đoàn còn hạn hẹp, nhất là các đơn vị ngoài công lập.

Cán bộ công đoàn đa số là kiêm nhiệm, vừa phải hoàn thành công việc chuyên môn, vừa phải hoàn thành các nhiệm vụ của tổ chức công đoàn, nên thời gian dành cho hoạt động công đoàn có phần hạn chế. Mặt khác, cơ chế, chính sách đối với đội ngũ cán bộ công đoàn (CBCĐ) chưa thực sự thỏa đáng nên chưa động viên được CBCĐ tích cực hoạt động...

Khắc phục những tồn tại, hạn chế của học kỳ I, Ban Chấp hành CĐGD Việt Nam xác định 8 nhiệm vụ trọng tâm trong học kỳ II, gồm các nội dung: Chỉ đạo đổi mới, tổ chức hoạt động tuyên truyền, giáo dục; tham gia xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBNGNLĐ.

Tổ chức các hoạt động chăm lo thiết thực; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho CBNGNLĐ; tham gia quản lý, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với lao động nữ, có giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, ổn định cuộc sống đối với nữ CBNGNLĐ ở khối trường ngoài công lập, mầm non...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.

Cốm Làng Vòng được làm từ loại lúa nếp cái hoa vàng và là loại lúa non.

Giữ 'hồn' cho cốm làng Vòng

GD&TĐ - Làng Vòng, thuộc phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội) là nơi gắn liền với nghề làm cốm từ nhiều thế kỷ trước.