Hoài Đức thiếu giáo viên tại các khu đô thị mới

GD&TĐ - Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của một số trường còn thiếu là khó khăn rất lớn với ngành GD&ĐT huyện Hoài Đức trong thực hiện nhiệm vụ.

Học sinh trường tiểu học Vân Canh (Hoài Đức, Hà Nội)
Học sinh trường tiểu học Vân Canh (Hoài Đức, Hà Nội)

Đoàn khảo sát của Ban Văn hóa-Xã hội HĐND TP Hà Nội có buổi làm việc tại huyện Hoài Đức về thực hiện Đề án Sữa học đường và triển khai công tác năm học 2019-2020 tại các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

Đoàn khảo sát do ông Nguyễn Thanh Bình- Trưởng Ban Văn hóa-Xã hội HĐND TP làm trưởng đoàn cùng Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến đã đến kiểm tra trực tiếp các trường THCS Tiền Yên, Trường tiểu học Vân Canh, Trường mầm non Kim Chung.

Theo báo cáo của Phòng GD&ĐT huyện Hoài Đức, năm học này, toàn huyện có 93 trường mầm non, tiểu học, THCS với 62.189 học sinh, trong đó không trường nào có từ 50 học sinh/lớp trở lên. Cơ sở vật chất các trường công lập được huyện đầu tư đồng bộ, hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn thiết kế trường học và trường chuẩn quốc gia.

Số phòng học, phòng chức năng, trang thiết bị, đồng dùng dạy học của 100% trường cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên, học sinh. Đến tháng 8/2019, huyện có 49 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 63,6%.

Song, khó khăn là ngành GD&ĐT thực hiện nhiệm vụ theo năm học nhưng được giao chỉ tiêu biên chế, ngân sách chi thường xuyên theo năm hành chính, dẫn đến khó bố trí giáo viên trong nửa đầu năm học mới nhất là ở những trường có biến động tăng lớp.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của một số trường còn thiếu cũng là khó khăn rất lớn với ngành GD&ĐT huyện trong thực hiện nhiệm vụ.

Về thực hiện Đề án chương trình sữa học đường, toàn huyện có 126/139 trường Mầm non, tiểu học, nhóm trẻ lớp mẫu giáo độc lập tham gia, với 37.794/40.493 học sinh được uống sữa học đường, đạt tỉ lệ 93,3%.

Cả 100% trường đã xây dựng kế hoạch triển khai đảm bảo ATTP bếp ăn tập thể và kiểm soát sữa học đường; thành lập tổ giúp việc tự giám sát bếp ănkiểm soát sữa học đường; đầy đủ hồ sơ theo dõi giám sát nguồn gốc sữa, vận chuyển, giao nhận, lưu kho, bảo quản các sản phẩm sữa theo chương trình; quản lý chặt việc tổ chức cho học sinh uống sữa.

Tuy vậy khi triển khai đề án, huyện cũng gặp một số khó khăn như một số phụ huynh nêu lý do con em mắc bệnh hoặc dị ứng với sữa; phụ huynh có con học các trường MN tư thục chưa tin tưởng chất lượng sữa, lấy lý do cho con uống sữa ngoại. Ngoài ra, một số trường chưa có kho riêng bảo quản sữa, nên khó khăn trong quản lý.

Qua khảo sát thực tế, đoàn khảo sát ghi nhận những nỗ lực của huyện Hoài Đức trong việc thực hiện Đề án Sữa học đường và triển khai công tác năm học 2019-2020. Đoàn sẽ tổng hợp cùng với kiến nghị của các quận, huyện khác, để có kiến nghị chung với Sở GD&ĐT, UBND TP, các cơ quan liên quan.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyện tranh là một thể loại văn học mạnh mẽ và hữu ích để phát triển khả năng hiểu cũng như phân tích văn học của học sinh. (Ảnh: ITN).

Trẻ đọc truyện tranh có tốt không?

GD&TĐ - Truyện tranh có một sức hấp dẫn khó cưỡng đối với trẻ em lẫn người lớn. Ngoài việc mang lại tiếng cười sảng khoái, giải tỏa căng thẳng...