Hòa Bình: Dạy học trực tuyến phù hợp điều kiện thực tế của từng trường

GD&TĐ - Ngày 19/2, Sở GD&ĐT Hòa Bình ban hành công văn gửi các Phòng GD&ĐT, các đơn vị, trường học về việc tiếp tục cho trẻ em, học sinh, sinh viên, học viên nghỉ học để thực hiện phòng, chống dịch Covid-19.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo công văn, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh; Sở GD&ĐT Hòa Bình yêu cầu Trưởng phòng GD&ĐT các huyện, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị, trường học trực thuộc; Giám đốc các Trung tâm GDNN-GDTX huyện, thành phố; các cơ sở giáo dục khác trên địa bàn tỉnh tiếp tục cho toàn bộ trẻ em, học sinh, sinh viên, học viên nghỉ học từ ngày 22/2/2021 (thứ hai) đến hết ngày 28/2/2021.

Từ ngày 1/3/2021, trẻ em, học sinh, sinh viên, học viên đi học trở lại bình thường nếu không có thông báo mới của Sở GD&ĐT.

Thực hiện chế độ báo cáo về Sở GD&ĐT (qua phòng Chính trị tư tưởng) trước 15h00 hàng ngày nếu nhà trường phát hiện các trường hợp đi về từ huyện Cẩm Giàng - tỉnh Hải Dương, từ vùng dịch, tiếp xúc gần các trường hợp lây nhiễm hoặc trường hợp có nguy cơ, biểu hiển mắc bệnh...

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Sở GD&ĐT Hòa Bình yêu cầu các phòng GD&ĐT, đơn vị trường học trực thuộc căn cứ tình hình thực tế của địa phương, nhà trường để chỉ đạo, hướng dẫn, thực hiện tăng cường các hình thức dạy học qua internet, trên truyền hình, hỗ trợ trực tiếp học sinh tự học ở nhà trong thời gian nghỉ học để phòng chống dịch Covid-19.

Cụ thể, các nhà trường, giáo viên tổ chức giao nhiệm vụ, bài tập làm ở nhà cho học sinh bằng các hình thức phù hợp (thông qua tin nhắn, giao bài trực tuyến...), đảm bảo việc tự học tại nhà của học sinh, chuẩn bị tốt cho việc học sinh đi học lại theo lịch.

Đồng thời, tổ chức rà soát, tinh giản nội dung dạy học, xây dựng kế hoạch dạy học (xây dựng các chủ đề ôn tập hỗ trợ kiến thức, kỹ năng hoặc tiếp tục triển khai chương trình học kỳ II ở một số môn học) để tổ chức dạy học qua internet, hoặc lựa chọn các công cụ dạy học phù hợp với nhu cầu, điều kiện thực tế của từng trường, từng giáo viên, học sinh để triển khai thực hiện.

Ngoài ra, các nhà trường phải chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chuyên môn, giáo viên tham khảo, sử dụng nguồn học liệu tin cậy, chuẩn xác để tổ chức dạy học và hướng dẫn học sinh học tập; tham khảo các chương trình giảng dạy, ôn tập kiến thức cho học sinh được phát sóng trên các kênh truyền hình hoặc trên các website học liệu trực tuyến.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường THPT Nguyễn Khuyến (Bình Phước) tham gia chương trình hướng nghiệp do Trường Đại học Gia Định tổ chức. Ảnh: M.Ngọc

Rút gọn phương thức tuyển sinh

GD&TĐ - Nhiều trường ĐH dự kiến rút gọn số lượng phương thức tuyển sinh, chú trọng đánh giá năng lực đầu vào trong mùa tuyển sinh 2025 sắp tới.